ClockThứ Hai, 05/02/2018 22:41

Brexit là “mối đe dọa lớn nhất” cho sự phát triển của hệ thống NHS của Anh

TTH - Hơn 100 quan chức được bầu từ năm đảng chính trị vừa thống nhất đưa ra một lời cảnh báo khẩn cấp về tác động của Brexit đến hệ thống Y tế công của Anh (NHS).

EU, Anh tiếp tục đàm phán về Brexit tại BrusselsAnh bác đề xuất giành quyền phủ quyết Brexit cho các nghị sĩĐàm phán Brexit sẽ bắt đầu bằng vấn đề tình trạng công dân

Brexit chính là mối đe dọa lớn nhất mà NHS phải đối mặt. Ảnh: Independence

Cụ thể, các quan chức chính trị cho rằng một Brexit cứng sẽ tạo ra các thách thức cho sự phát triển của NHS trong nhiều thập kỷ tới. Tác động từ suy giảm tăng trưởng kinh tế, sự ra đi của các cơ quan chủ chốt của Liên minh châu Âu (EU), tình trạng thiếu hụt nhân viên và các thách thức trong khâu nhập khẩu dược liệu sử dụng để điều trị ung thư... sẽ làm cho hệ thống dịch vụ y tế của Anh ngày càng trở nên căng thẳng, cùng lúc có thể khiến bệnh nhân đối mặt với những khó khăn không lường trước trong quá trình điều trị bệnh.

Không chỉ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của hệ thống, Brexit cũng làm sâu sắc thêm cuộc khủng hoảng công nhân viên NHS. Tính không chắc chắn kéo dài xung quanh vấn đề quyền lợi nổi bật của người dân EU, cùng với sự rớt giá của đồng bảng Anh đã khiến nhiều bác sĩ và y tá cân nhắc về việc nên ra đi hay tiếp tục ở lại làm việc. Điều này được thể hiện rõ nhất qua kết quả thống kê từ Hội đồng điều dưỡng và hộ sinh (NMC), khi tỷ lệ y tá đồng ý ở lại Anh làm việc sau Brexit giảm 89%.

Ngày 5/7/2018 sẽ là mốc đánh dấu 70 năm ngày hệ thống Y tế công của Anh được thành lập. Một khi Chính phủ không thể đề ra các phương án khắc phục, Brexit chính là mối đe dọa lớn nhất mà NHS phải đối mặt.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Independent, yahoo Finance & NewStatesman)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB):
Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU

Trong một thế giới mà các khoảng cách ngày càng thu hẹp, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là minh chứng cho sức mạnh của hội nhập kinh tế và xã hội. Hội nhập kinh tế ở khu vực này "hiện đang được xếp hạng gần" với Liên minh châu Âu (EU) về chuỗi giá trị khu vực và hội nhập xã hội, theo một báo cáo do Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố ngày 26/2.

Hội nhập kinh tế tại châu Á - Thái Bình Dương “xếp hạng gần” với EU
Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ: Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn

Tổ chức thương mại đại diện cho các doanh nghiệp bán sỉ và bán lẻ trên toàn Liên minh châu Âu (EuroCommerce) vừa lên tiếng kêu gọi các tổ chức và quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (EU) giải quyết cuộc khủng hoảng Biển Đỏ đã làm gián đoạn hoạt động thương mại. Đồng thời, trong một lá thư gửi đến Bộ trưởng Ngoại giao Bỉ, EuroCommerce cho biết, cuộc khủng hoảng này đã gây ra “những tác động to lớn” đến các doanh nghiệp.

Cuộc khủng hoảng Biển Đỏ Các nhà bán lẻ yêu cầu EU hành động nhiều hơn
Return to top