Thế giới

Brussels: Du lịch, thương mại ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cảnh báo an ninh

ClockThứ Ba, 24/11/2015 10:08
TTH.VN - Hôm 23/11, ngày thứ 3 thành phố Brussels (Bỉ) duy trì cảnh báo an ninh ở mức cao nhất, ngành du lịch và thương mại thành phố tiếp tục đối mặt với những ảnh hưởng nghiêm trọng.


Cảnh sát và binh lính tuần tra trên đường phố Brussels, Bỉ. Ảnh: Reuters

Mối lo ngại về những tác động lên nền kinh tế càng trầm trọng hơn sau khi Thủ tướng Bỉ Charles Michel cho biết, thành phố sẽ tiếp tục duy trì mức cảnh báo khủng bố này thêm một tuần nữa.

Trả lời phỏng vấn của phóng viên tờ AP ngày 23/11, ông Karen Arkelyan, chủ một cửa hàng đồ da tại trung tâm Brussels cho hay, “đây là thảm họa, thực sự rất tồi tệ. Chúng tôi chỉ có 2 hoặc 3 khách du lịch vào ngày hôm nay. Hầu hết những các cửa hàng quanh đây đều phải đóng cửa vì mối đe dọa an ninh, mọi người làm việc tại nhà và không có người ra ngoài mua sắm”.
Hệ thống tàu điện ngầm, các trường đại học, trung tâm mua sắm, bảo tàng, rạp chiếu phim, nhiều nhà hàng và cửa hàng phải đóng cửa ở Brussels, thành phố với 1,2 triệu người, những người kinh doanh đang không ngừng lo lắng về những tổn thất lên nền kinh tế khi an ninh được thắt chặt bởi “một mối đe dọa nghiêm trọng sắp xảy ra”, giống như cuộc tấn công khủng bố ở Paris khiến 130 người thiệt mạng.
Các cửa hàng, cũng như những điểm tham quan du lịch, khách sạn, nhà hàng, viện bảo tàng và các địa điểm văn hóa khác cho đến nay đã chứng kiến những ảnh hưởng rõ rệt nhất.
“Mọi thứ ở đây thậm chí còn trở nên tồi tệ hơn so với những tác động kinh tế ngay tại Paris sau cuộc tấn công. Đây chính là hiệu ứng tâm lý, người dân lo lắng, họ đang lo sợ một điều gì đó sẽ xảy ra”, Olivier Willocx, người đứng đầu tập đoàn Beci với 30.000 công ty thành viên nhận định.
“Ở Paris, người dân muốn chứng minh rằng họ vẫn đang sống, thế nên cuộc sống của họ vẫn tiếp tục. Nhưng ở đây thì ngược lại: khi các cuộc tấn công khủng bố không xảy ra thì mọi người lại lo sợ điều đó sẽ xảy ra”, ông Willocx nói, đồng thời cho hay một số khách sạn tại trung tâm thành phố Brussels đã nhận yêu cầu hủy hơn 40% số phòng được đặt trước đó. Khách du lịch chủ yếu từ Mỹ cũng hủy những chuyến du lịch được lên kế hoạch từ tháng 2, ông Willocx cho biết thêm.
Du lịch chịu ảnh hưởng nghiêm trọng
Các cảnh báo an ninh được đưa ra ngay trước mùa du lịch Giáng sinh, thường bắt đầu vào tháng 12, một giai đoạn quan trọng cho khoảng 150 khách sạn của thành phố, nơi thu hút ít nhất 1 triệu người.
“Nếu cảnh báo an ninh chỉ kéo dài từ 21-23/11, các doanh nghiệp có thể xử lý ảnh hưởng. Nhưng nếu những cảnh báo này vẫn tiếp tục trong vài ngày hoặc vài tuần nữa, nền kinh tế mà nhất là ngành du lịch sẽ phải đối mặt với những ảnh hưởng nghiêm trọng”, theo bà Sanderijn Vanleenhove, phát ngôn viên của hiệp hội UNIZO, với 85.000 thành viên là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Brussels và Flanders.
Được biết, Brussels đã thu hút 3,3 triệu du khách trong năm 2013, đánh dấu mức thu từ du lịch tăng trở lại kể từ năm 2012, chủ yếu là do sự tự tin của người tiêu dùng được cải thiện và kinh tế phục hồi mạnh mẽ từ cuộc khủng hoảng tài chính. Các ngành công nghiệp tăng trưởng trở lại trong năm 2014, văn phòng du lịch Brussels cho biết.
Theo nguồn tin từ Chính phủ Bỉ, các trường học và hệ thống tàu điện ngầm sẽ mở cửa trở lại vào ngày mai (25/11).

Lê Thảo (lược dịch từ AP & Reuters)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu

Châu Âu đang ngày càng phải đối mặt với những đợt nắng nóng gay gắt đến mức cơ thể con người không thể chịu được, khi biến đổi khí hậu tiếp tục làm nền nhiệt toàn cầu tăng cao, cơ quan giám sát khí hậu Copernicus của EU và Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cho biết.

“Stress nhiệt” gây hại cho sức khỏe ngày càng gia tăng ở châu Âu
Return to top