Thế giới
CHỈ SỐ PMI CÁC NƯỚC THÁNG 11:

Bức tranh đa chiều

ClockThứ Bảy, 02/12/2017 10:57
TTH - Báo cáo mới nhất do hãng nghiên cứu thị trường Markit Economics và Tập đoàn Nikkei công bố ngày 1/12 cho thấy, Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) ngành sản xuất của các quốc gia gồm Nhật Bản, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Hàn Quốc, Việt Nam,... trong tháng 11 thể hiện những xu hướng khác nhau.

Chỉ số PMI Việt Nam dẫn đầu khu vực AseanTăng trưởng lĩnh vực sản xuất ở Việt Nam lấy lại được động lực

Người lao động làm việc tại một nhà máy may mặc ở tỉnh Hải Dương, Việt Nam. Ảnh: Reuters

Tăng ấn tượng

Chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất của Nhật Bản được cải thiện ở mức cao nhất kể từ tháng 3/2014. Chỉ số này tăng lên mức 53,6 vào tháng 11 từ mức 52,8 trong tháng 10, cho thấy sự cải thiện mạnh nhất trong điều kiện của lĩnh vực sản xuất kể từ tháng 3/2014.

“Nhu cầu từ nước ngoài là yếu tố chính của mức tăng cao trong vòng 44 tháng. Do đó, hoạt động sản xuất được đẩy lên mức cao nhất kể từ tháng 2/2014", nhà kinh tế Joe Hayes tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát cho biết.

Bên cạnh đó, Myanmar cũng ghi nhận chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất được cải thiện nhanh nhất kể từ tháng 5 năm nay. Theo đó, PMI của quốc gia này tăng lên 51,6 trong tháng 11 từ mức 51,1 trong tháng 10. Đây cũng là tháng tăng trưởng thứ hai liên tiếp trong ngành sản xuất hàng hoá của Myanmar.

Theo chuyên gia kinh tế Sian Jones đến từ IHS Markit: "Sản lượng được mở rộng vững chắc và các đơn hàng mới gia tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 4, nhờ nhu cầu mạnh mẽ hơn của khách hàng. Kỳ vọng sản lượng của các nhà sản xuất Myanmar là cao nhất kể từ tháng 1. Bằng chứng cho thấy sự gia tăng vững chắc trong sự lạc quan đối với các khoản đầu tư lớn hơn, cũng như hoạt động của khách hàng mạnh mẽ hơn".

Đi cùng xu hướng này, chỉ số PMI của Philippines tăng lên 54,8 trong tháng 11, từ mức 53,7 trong tháng 10. Đây là mức cao nhất trong năm nay.

Ông Bernard Aw, nhà kinh tế học của IHS Markit cho rằng: "Một động lực chính thúc đẩy sản lượng cao hơn là nhu cầu nội địa vững chắc. Thêm vào đó, sự cải thiện trong hoạt động mua bán và hàng tồn kho cũng chỉ ra sự mở rộng hiện tại có thể sẽ tiếp tục trong tháng 12”.

Ngoài ra, PMI lĩnh vực sản xuất của Thái Lan tăng lên 50 vào tháng 11, từ mức 49,8 của tháng 10.

Tuy nhiên, cũng theo ông Bernard Aw, ngành sản xuất Thái Lan một lần nữa thất bại trong việc xây dựng đà phát triển trong suốt tháng 11.

“Trong một lưu ý tích cực hơn, có một số gợi ý rằng những điều tốt hơn sẽ đến trong tương lai, khi sự tự tin của doanh nghiệp được cải thiện”, nhà kinh tế này nói thêm.

Tiếp đó, chỉ số PMI của Hàn Quốc cũng cho thấy sự mở rộng mạnh nhất kể từ tháng 4/2013, tăng lên 51,2 trong tháng 11 từ mức 50,2 trong tháng 10. Chỉ số này cho thấy sự mở rộng rõ nét nhất kể từ tháng 4/2013.

"Sự tăng trưởng mạnh mẽ về cả sản lượng và các đơn đặt hàng mới là động lực chính của chỉ số ở mức cao trong 55 tháng vào tháng 11 vừa qua. Các công ty tăng sản lượng phù hợp với những luồng vốn kinh doanh mới. Với điều kiện kinh doanh tích cực trong tháng 11, mức độ lạc quan của các nhà sản xuất Hàn Quốc tăng lên mức cao nhất trong 19 tháng", Joe Hayes, nhà kinh tế học của IHS Markit nhận định.

Chững lại

Trong khi đó, chỉ số PMI của Việt Nam giảm xuống 51,4 trong tháng 11, từ mức 51,6 của tháng 10.

Theo dữ liệu thu thập từ ngày 13-22/11, tốc độ cải thiện điều kiện kinh doanh ngành sản xuất Việt nam chậm lại trong tháng 11. Số lượng các đơn đặt hàng mới tăng chậm lại, trong khi sản lượng đình trệ. Tuy nhiên, tốc độ tạo việc làm vẫn cao và các công ty vẫn lạc quan về tăng trưởng sản lượng trong năm tới.

Bình luận về PMI ngành sản xuất Việt Nam, Phó Giám đốc IHS Markit, ông Andrew Harker lưu ý: "Quý cuối cùng của năm 2017 có phần thất vọng đối với lĩnh vực sản xuất Việt Nam. Sau khi tăng trưởng chậm lại trong tháng 10, vẫn có những dấu hiệu suy yếu trong tháng 11. Tuy nhiên, các nhà sản xuất tiếp tục tăng mạnh số lượng nhân viên và hoạt động mua hàng, điều này cho thấy tình trạng trì trệ hiện nay dự kiến chỉ là tạm thời".

LÊ THẢO

(Tổng hợp và lược dịch từ Nikkei, Markit Economics & Financial Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Giá vàng sáng 16/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 16/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Giá vàng sáng 16 4
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Return to top