ClockThứ Hai, 01/01/2018 11:07

Bulgaria chính thức bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch EU

Bắt đầu từ ngày 1/1/2018, Bulgaria chính thức đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch luân phiên kéo dài 6 tháng của Liên minh châu Âu (EU).

Đàm phán Brexit sẵn sàng chuyển sang giai đoạn haiAnh và Liên minh châu Âu chưa đạt được thỏa thuận về BrexitEU yêu cầu Anh đảm bảo hơn nữa quyền lợi của công dân EU

Với bốn ưu tiên được xác định, Bulgaria đặt mục tiêu sẽ giúp EU đoàn kết, an toàn, ổn định và mạnh mẽ hơn.

Cờ EU và Bulgaria. Ảnh: Balcaniacaucaso.

Bốn ưu tiên mà Bulgaria xác định trong nhiệm kỳ của mình tập trung vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và gắn kết xã hội, tăng cường an ninh và ổn định trong một châu Âu thống nhất và mạnh mẽ, viễn cảnh châu Âu trong mối liên quan tới khu vực Tây Balkan, và phát triển nền kinh tế kỹ thuật số nhằm tăng tính cạnh tranh, hình thành thị trường kỹ thuật số chung, và khuyến khích sáng tạo doanh nghiệp và xã hội.

Trong bối cảnh châu Âu đang bị tổn thương bởi cuộc khủng hoảng người nhập cư từ châu Phi, Trung Đông, và các cuộc tấn công khủng bố đẫm máu trong thời gian qua, nhiệm vụ quan trọng mà chính phủ Bulgaria xác định là giúp châu Âu duy trì an ninh và trở nên an toàn hơn. Bên cạnh đó, Liên minh châu Âu vẫn đang phải đối mặt với các thách thức, trong đó có sự chia rẽ xung quanh giải quyết cuộc khủng hoảng người nhập cư hay vấn đề Anh chia tay khối (Brexit). Vì vậy Bulgaria đặt quyết tâm điều phối, kết nối các nước thành viên để có được tiếng nói và hành động chung thay vì giải quyết ở tầm quốc gia riêng lẻ hay một nhóm nước nào đó.

Một trong các mục tiêu quan trọng của nhiệm kỳ này là Bulgaria muốn đưa vào chương trình nghị sự của EU vấn đề hội nhập của các nước khu vực Tây Balkan vào ngôi nhà chung. Bulgaria muốn có lộ trình rõ ràng cho từng nước trong khu vực với những kỳ vọng mang tính thực tiễn. Dự kiến các cuộc đàm phán với nước láng giềng Macedonia (vốn có mối quan hệ văn hóa và ngôn ngữ gần gũi với Bulgaria) sẽ bắt đầu vào năm nay. Muốn vậy, chính phủ Bulgaria đang thúc đẩy sáng kiến kết nối các quốc gia khu vực cả về vận tải, hàng không, năng lượng, giáo dục và kỹ thuật số để đáp ứng yêu cầu của EU.

Tuy nhiên, sự thay đổi theo chiều hướng xấu của môi trường chính trị châu Âu với sự trỗi dậy của phe cánh hữu và dân túy cũng đặt ra thách thức không hề nhỏ đối với Bulgaria nếu quốc gia này muốn hướng tới tạo sự ổn định cho châu lục trong nhiệm kỳ của mình.

Kết quả các cuộc bầu cử Quốc hội tại Đức, Pháp, Áo, Séc trong năm qua đã cho thấy xu hướng này và dự đoán nó vẫn còn tiếp tục trong năm 2018 với cuộc bầu cử Quốc hội tại Hungary và Italia diễn ra vào đầu năm.

Dự kiến sẽ có một loạt các hội nghị và hội thảo cấp châu lục sẽ diễn ra trong sáu tháng tới, trong đó có các hội nghị về phát triển kinh tế, tài chính, nông nghiệp, y tế, năng lượng sạch, chính sách gắn kết xã hội, doanh nghiệp xã hội…. Đáng chú ý, thủ đô Sofia của Bulgaria sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa EU và các nước khu vực Tây Balkan vào tháng 5 năm nay./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin

Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản và là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại. Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu khoa học cho rằng, việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một trong những yếu tố, cơ sở lý luận quan trọng, bảo đảm thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Những sáng tạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin
EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại

Liên minh châu Âu (EU) và Philippines ngày 18/3 cho biết, họ sẽ nối lại các cuộc đàm phán về một hiệp định thương mại tự do, trong bối cảnh EU tìm cách nắm bắt tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn của khu vực châu Á và tiếp cận các nguyên liệu thô quan trọng.

EU và Philippines nối lại đàm phán thương mại
Return to top