ClockThứ Tư, 06/06/2018 14:49

Bùng nổ mua sắm trực tuyến mang lại hy vọng cho vận tải hàng không

TTH.VN - Sự bùng nổ về nhu cầu thương mại điện tử đang hỗ trợ kinh doanh vận tải hàng không, thúc đẩy lợi nhuận của một số hãng hàng không lớn, bất chấp những căng thẳng thương mại toàn cầu.

Hàn Quốc: Các trang web mua sắm trực tuyến liên tục thua lỗNgày mua sắm trực tuyến Indonesia nhắm mục tiêu đạt 365,9 triệu USDThị trường mua sắm trực tuyến Đông Nam Á phát triển mạnhMỹ: Mua sắm trực tuyến đạt trên 1 tỷ USD trong dịp Lễ Tạ ƠnCơ quan hàng không LHQ cảnh báo thiếu hụt phi công

Vận tải hàng không triển vọng từ thương mại điện tử. Ảnh: Reuters

Khả quan

Tờ Reuters ngày 6/6 dẫn lời Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cho biết tại cuộc họp thường niên ở Sydney (Australia), nhu cầu vận tải hàng không được dự kiến ​tăng 4% trong năm nay.

Trong đó, những hãng hàng không được hưởng lợi hàng đầu sẽ là các hãng vận tải hàng hóa nặng như Cathay Pacific Airways của Hong Kong, Emirates của Dubai, Lufthansa của Đức và Korean Air Lines của Hàn Quốc. Ngoài ra, sự tăng trưởng trong thương mại điện tử cũng đem lại lợi ích cho các công ty bưu kiện như UPS và FedEx.

Phát biểu với tờ Reuters bên lề các cuộc đàm phán của IATA, ông Carsten Spohr, Giám đốc điều hành của hãng hàng không Lufthansa (Đức), hãng hàng không vận tải hàng hóa lớn thứ 7 trên thế giới khẳng định: “Môi trường hàng hóa đang rất mạnh mẽ”.

Mặc dù những căng thẳng thương mại đang leo thang, đáng chú ý nhất là giữa Mỹ, Trung Quốc và châu Âu, ngành công nghiệp này đang trông chờ vào thương mại điện tử tiếp tục phát triển, khi có thêm nhiều người mua các sản phẩm trực tuyến, được giao hàng nhanh chóng, Giám đốc điều hành Lufthansa nói thêm.

Trong một động thái liên quan, người đứng đầu cơ quan tư vấn ICF, bà Mylene Scholnick nhận định: "Vận tải hàng không có thể bị ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại, nhưng nó có thể được hỗ trợ bởi GDP tiếp tục tương đối mạnh, và cũng nhờ thương mại điện tử".

Ngoài ra, Giám đốc điều hành của Cathay Pacific, ông Rupert Hogg cũng cho hay, chi tiêu tiêu dùng cao hơn đang thúc đẩy nhu cầu đối với các mặt hàng cao cấp như điện tử.

Nhu cầu người tiêu dùng

Qua đó, các nhà kinh tế IATA khẳng định, niềm tin kinh doanh và niềm tin người tiêu dùng đang gia tăng và việc cắt giảm thuế ở Mỹ, cùng với chính sách tiền tệ nới lỏng thúc đẩy một sự hồi sinh theo chu kỳ trong thương mại thế giới.

Trong năm 2017, hàng hóa hàng không tăng 9,7%, khi các công ty chuyển sang vận tải hàng không nhanh chóng, sau khi tăng trưởng kinh tế bất ngờ có dấu hiệu tích cực. Mặc dù xu hướng này không được dự kiến ​​tiếp tục trong năm nay, thương mại điện tử được nhận định sẽ có vai trò tích cực.

“Người tiêu dùng cần mua sản phẩm và điều này đang xảy ra xuyên biên giới. Thương mại điện tử đang thực sự hỗ trợ tăng trưởng ở một mức độ lớn hơn nhiều so với trước đây", nhà kinh tế trưởng của IATA, ông Brian Pearce lưu ý.

Lê Thảo (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm sóc tốt hơn sức khỏe của Nhân dân

Hội nghị triển khai công tác Y tế năm 2024 do Bộ Y tế tổ chức, kết nối trực tuyến từ điểm cầu Hà Nội đến 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, diễn ra trong sáng 9/1. Tham dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.

Chăm sóc tốt hơn sức khỏe của Nhân dân
Thừa Thiên Huế là địa phương điển hình giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí

Ngày 9/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang, Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông (ATGT) Quốc gia chủ trì hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác đảm bảo trật tự ATGT năm 2023 và đề ra nhiệm vụ năm 2024. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị.

Thừa Thiên Huế là địa phương điển hình giảm tai nạn giao thông trên cả 3 tiêu chí

TIN MỚI

Return to top