ClockChủ Nhật, 25/06/2017 15:21

Bước đệm cho lao động dệt may

TTH - Trong khi các doanh nghiệp (DN) dệt may cần đội ngũ lao động quản lý có kỹ năng giao tiếp ngoại ngữ, khả năng làm việc nhóm và trình độ quản lý chuyên nghiệp, thì các trường đại học, cao đẳng nghề trên địa bàn lại chú trọng đến lý thuyết và các bài học chuyên ngành. Đây chính là bất cập trong vấn đề học và làm đối với nguồn nhân lực phục vụ ngành dệt may trên địa bàn.

Giáo viên Trường cao đẳng Công nghiệp Thừa Thiên Huế hướng dẫn cho học viên kỹ thuật may mặc

Thừa mà… thiếu

Với con số khoảng 50 nhà máy sản xuất hàng dệt may, thu hút trên 30 ngàn lao động làm việc với mức thu nhập bình quân đạt trên 3,5 triệu đồng/người/tháng, đây là thuận lợi lớn và tiền đề để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Huế trở thành trung tâm dệt may khu vực miền Trung và cả nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là các trường đại học chưa có chuyên ngành đào tạo ngành may nên nhiều cử nhân sau khi vào làm việc tại các nhà máy may không đảm bảo các tiêu chí cần, buộc DN phải đào tạo lại.  

Là DN có gần 5 ngàn lao động, song để đáp ứng đơn hàng cho đối tác, mỗi năm Công ty CP Dệt may Huế tổ chức tuyển dụng thêm hàng trăm vị trí quan trọng, như chuyền trưởng, kỹ thuật và quản lý nhà máy. Song, do đa số các cử nhân đại học đều không đáp ứng yêu cầu nên DN phải  thường xuyên mời các giảng viên của Trường đại học Kỹ thuật Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hay cao đẳng Sư phạm Huế đến đào tạo các chuyên đề về thời trang, may mặc và kỹ thuật chuyền.

Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may Huế, ông Nguyễn Văn Phong cho rằng: “Lâu nay, các trường đại học chủ yếu đào tạo về lý thuyết, còn các khả năng giao tiếp ngoại ngữ, kỹ năng giải quyết vấn đề và làm việc nhóm rất yếu, không đáp ứng nhu cầu quản lý công nhân và chỉ đạo sản xuất. Trong hai năm 2016 và 2017, công ty đã tổ chức đào tạo trên 100 lao động về các chuyên ngành may mặc, thiết kế thời trang, trong đó chi phí đào tạo mỗi năm chiếm trên 1,5 tỷ đồng.”

Công ty TNHH HanesBrands Việt Nam Huế (HBI) là tập đoàn chuyên sản xuất các sản phẩm như đồ lót, tất, hàng dệt may và đồ thể thao xuất khẩu, giải quyết việc làm cho gần 6 ngàn lao động. Lâu nay, thông qua các chương trình tuyển dụng, DN bổ sung thêm nguồn lao động phổ thông; còn đội ngũ cán bộ bậc trung hay quản lý nhà máy luôn “trống” chỗ! Trong khi đó, để đào tạo đội ngũ này, DN phải mời các giảng viên có trình độ đạt chuẩn quốc tế chuyên ngành may mặc, thiết kế thời trang về giảng dạy, vừa tốn kinh phí, vừa làm gián đoạn các công đoạn sản xuất.

Trưởng bộ phận đào tạo, Công ty HBI-Nguyễn Thị Thúy Hằng thừa nhận: “Để tuyển dụng lao động phục vụ sản xuất không khó, song để tuyển được những người vừa có trình độ chuyên môn, vừa nắm vững các kiến thức cơ bản về may mặc, thiết kế thời trang là vô cùng khó. Nếu không tổ chức đào tạo lại cho các cử nhân tốt nghiệp đại học, sẽ rất khó tìm ra những cán bộ quản lý giỏi”.

Bắt tay liên kết

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất và bổ sung nguồn lao động có tay nghề, năm 2016 Công ty HBI đã “bắt tay” với Trường cao đẳng công nghiệp Thừa Thiên Huế đầu tư 2 tỷ đồng xây dựng phòng đào tạo nhân lực chuyên ngành may mặc tại 70 Nguyễn Huệ, TP. Huế. 

Hiệu trưởng Trường cao đẳng Công nghiệp Thừa Thiên Huế Cung Trọng Cường thông tin: “Với mục đích giảm khoảng cách giữa các nhà máy may với người lao động, trường đã đào tạo được 8 khóa với tổng số 160 học viên. Học viên sau khi hoàn thành khóa học được công ty nhận vào làm việc với mức thu nhập từ 4,5- 5 triệu đồng/người/tháng. Ngoài khóa đào tạo này, để cung cấp nguồn nhân lực cho các DN dệt may, trường còn tổ chức chương trình đào tạo cộng đồng vào các ngày thứ 7, chủ nhật và ban đêm và học viên sau khi tốt nghiệp có thể lựa chọn DN thích hợp để làm việc”.

Ông Cường khẳng định, trường luôn tiên phong và hỗ trợ các DN trong việc đào tạo lao động ngành may, sẵn sàng cử giáo viên trực tiếp đến các DN để đảm nhận việc đào tạo với điều kiện DN phải đầu tư xây dựng phòng ốc, trang bị chuyền may đạt chuẩn và cung cấp nguyên phụ liệu cho học viên thực hành. Năm học 2017- 2018, ngoài các chuyên ngành đào tạo, trường đã bổ sung thêm chuyên ngành dệt may với mong muốn giải quyết bài toán nhân lực cho các DN dệt may trên địa bàn.

Trong khi đó, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may Huế-Nguyễn Văn Phong cho rằng: “Để đáp ứng đủ đội ngũ cán bộ bậc trung và quản lý các nhà máy may có trình độ và tay nghề, sắp tới công ty sẽ làm việc với các đơn vị đào tạo như khoa quản lý kinh doanh, Trường đại học Kinh tế Huế; khoa cơ khí công nghiệp Trường cao đẳng Công nghiệp và Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng, lựa chọn những sinh viên sắp ra trường đưa về công ty thực tập, tổ chức đạo tạo về thiết kế thời trang, quản lý chất lượng, sau đó chọn ra những người đáp ứng các tiêu chí để tuyển dụng vào làm việc”.

Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Thanh cho biết: “Lâu nay các trường đại học chủ yếu quan tâm đến chất lượng đầu vào, không chú trọng đến đầu ra. Vì vậy, giữa đầu vào và đầu ra còn khá nhiều bất cập. Đây chính là lý do khiến số lượng cử nhân ra trường không có việc làm, trong khi các DN cần lao động phải tổ chức đào tạo lại, tốn kinh phí và thời gian. Hiện, sở đang xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực xuất phát từ nhu cầu thực tế của các DN, đặc biệt là DN dệt may trên cơ sở DN đăng ký nhu cầu, sở sẽ làm việc với cơ sở đào tạo với mục đích thu hẹp khoảng cách giữa đầu ra với đầu vào”. Theo ông Thanh, để thực hiện kế hoạch này, UBND tỉnh sẽ hỗ trợ một phần kinh phí, phần còn lại sẽ do DN sử dụng lao động đầu tư.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng cao

Căng thẳng Biển Đỏ chưa hạ nhiệt, những ngày qua, tỷ giá giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) tại các ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu lo ngại; trong đó, các doanh nghiệp dệt may, da giày cũng không ngoại lệ.

Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng cao
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

TIN MỚI

Return to top