Thế giới

Bước ngoặt của cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19 đang đến gần

ClockThứ Bảy, 19/09/2020 05:50
TTH.VN - Hiện đã bước sang tháng thứ 10 và đại dịch COVID-19 vẫn đang tàn phá nhiều nền kinh tế và thay đổi cuộc sống của mọi người ở khắp nơi trên thế giới.

700 triệu USD huy động trong sáng kiến ​​vắc-xin COVID-19 cho các nước nghèoNhóm 76 nước giàu đã ký cam kết tham gia kế hoạch vaccine toàn cầu COVAXWHO: 172 quốc gia tham gia vào kế hoạch vaccine COVID-19 toàn cầuWHO kêu gọi các nước không chủ quan trước sự phát triển của vaccine Covid-19“Nhiệm vụ thế kỷ” - vận chuyển vắc-xin COVID-19 cần huy động tới 8.000 máy bay

Tiến trình thúc đẩy tìm kiếm vaccine COVID-19 hiệu quả đang tăng tốc. Ảnh minh họa: Reuters/Vnexpress

Tuy ngày kết thúc của cuộc khủng hoảng vẫn đang còn xa, nhưng thực tế là chúng ta đang tiến đến một bước ngoặt tiềm năng.

Các nhà lãnh đạo thế giới hiện đang có cơ hội thực hiện thỏa thuận trên một khuôn khổ toàn cầu, đặt sự hợp tác quốc tế lên trên chủ nghĩa dân tộc về vaccine trong tiến trình ngăn chặn đại dịch.

Thời khắc quyết định sẽ là vào lúc nửa đêm ngày 18/9. Đây là hạn cuối cùng để các nước tham gia Cơ chế Tiếp cận Toàn cầu Vaccine COVID-19 (COVAX) – một sáng kiến do Liên minh toàn cầu về vaccine (GAVI), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh đổi mới chuẩn bị sẵn sàng dịch bênh (CEPI) dẫn đầu.

COVAX đại diện cho cơ hội tốt nhất để cung cấp cho mọi người ở tất cả các quốc gia có được khả năng tiếp cận vaccine COVID-19 nhanh chóng, công bằng và bình đẳng ngay khi chúng được sản xuất và phân phối.

Sáng kiến này đã đạt được quy mô phi thường với sự bày tỏ quan tâm, muốn tham gia của hơn 170 quốc gia (chiếm 70% dân số toàn cầu).

Vào thời điểm mà hầu hết các quốc gia đều đang trải qua những cuộc khủng hoảng chưa từng có, các chính phủ đều nỗ lực tìm kiếm những giải pháp có lợi cho tất cả mọi người. Không có bất kỳ một sáng kiến, cơ chế nào như COVAX đã được triển khai trước đó. Nếu được triển khai thành công, đây sẽ là lần đầu tiên cộng đồng quốc tế cùng hợp tác để đảm bảo quyền tiếp cận công bằng và đồng thời để cứu lấy mạng sống của cả người giàu và người nghèo trong thời đại dịch.

Được biết, trong bối cảnh mà đại dịch COVID-19 tiếp tục lan rộng, số ca tử vong trên toàn cầu đã đạt mức 1 triệu người, cùng với đó là thiệt hại kinh tế hàng tháng ước tính khoảng 500 tỷ USD.

Trước tình hình này, việc đảm bảo tiếp cận công bằng, phổ cập vaccine không chỉ là điều cần làm mà nó còn đặc biệt quan trọng để chấm dứt cuộc khủng hoảng. Cho đến khi tất cả mọi người đều được bảo vệ, mọi người hiện vẫn đang có nguy cơ mắc bệnh, hoặc chịu ảnh hưởng kinh tế kinh khủng của đại dịch, hoặc chịu đựng cả hai.

Là cách tiếp cận toàn cầu duy nhất hiện có, tầm quan trọng của COVAX không thể bị phóng đại. Mặc dù có hơn 200 ứng cử viên vaccine COVID-19 đang được phát triển và ít nhất đã triển khai 35 thử nghiệm lâm sàng, song cần phải nhìn nhận rằng phần lớn đều có khả năng thất bại. Trong lịch sử, các ứng cử viên vaccine tiền lâm sang có ít hơn 10% cơ hội thành công và trong số những loại vaccine đến được giai đoạn thử nghiệm lâm sang, tỷ lệ thành công và được chấp thận chỉ tăng lên đến 20%.

Với những tỷ lệ này, ngay cả những chính phủ giàu có hiện đang đàm phán các thỏa thuận song phương với các nhà sản xuất riêng lẻ cũng có thể không đảm bảo được quyền tiếp cận vaccine của chính họ.

Mục tiêu ban đầu của COVAX là sản xuất đủ 2 tỷ liều vaccine COVID-19 vào cuối năm 2021, đủ đề phân phối sử dụng cho các nhóm dân số có nguy cơ cao, dễ bị tổn thương và nhân viên y tế tuyến đầu.

Nhưng để đạt được mục tiêu này, trước tiên cần cam kết ràng buộc pháp lý của càng nhiều quốc gia càng tốt.

Sau khi kết thúc hạn đăng ký tham gia cơ chế COVAX vào ngày 18/9, ưu tiên sẽ là hoàn thành quá trình phát triển và thử nghiệm để đảm bảo rằng tất cả những loại vaccine sắp ra mắt đều sẽ hiệu quả và an toàn.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
Return to top