ClockThứ Bảy, 05/12/2020 14:45

Buổi sáng đặc biệt

TTH - Từ vùng cao A Lưới, chị nhắn “hôm nay các em đã có bữa ăn tươi”, kèm những bức hình ấm áp vào một buổi sáng đã lạnh.

Tập vở yêu thươngNgười mẹ thiên sứ

Dưới mái hiên hẹp của ngôi trường sát biên giới, cô và trò vây quanh mấy cái bàn nhỏ. Những ổ mỳ hãy còn nóng kẹp thịt làm má các em ửng hồng.

Cách đây đúng một năm, tôi có dịp về trường, khi cái tết đã cận kề. Hôm ấy, nhà trường tổ chức đón nhận một số quà tết từ những tấm lòng trao cho các em. “Nhiều em đi học không có áo ấm. Đôi dép cũng không”, chị thổ lộ.

Trong văn phòng của ngôi trường vùng cao xa xôi ấy, có chiếc tủ nhỏ đựng một ít mỳ gói. Chị giải thích, là để cứu đói cho học sinh. Nhiều em nhà ở xa. Các em không có bữa sáng nên đến trường được thì thấm mệt. Có em đang học giữa chừng thì bủn rủn vì đói. Nhà trường bèn tổ chức tủ mỳ gói, mỗi ngày đều có phích nước nóng chực sẵn, em nào xỉu vì đói thì có cái mà cứu đói kịp thời.

Mới đây, đồng nghiệp của tôi lên thăm trường, trao quà cho 40 em học sinh khó khăn, nghe chuyện, anh hỗ trợ một ít, nhờ nhà trường tổ chức cho các em một bữa ăn sáng.

Nhìn gương mặt bừng sáng của các em với ổ mỳ thơm thảo trên tay, tôi hiểu rằng, hôm ấy, có lẽ là một buổi đến trường đặc biệt với các em. Hẳn các em đã thức dậy sớm hơn. Đôi chân băng qua những quả đồi nhanh hơn. Không biết bao lâu rồi, các em mới có được một bữa ăn sáng tươi ngon như thế. Nhưng hơn một ổ mỳ có thịt, đó là hạnh phúc khi các em thấy mình được sẻ chia, thấu hiểu.

“Trường đang cố gắng kêu gọi, vận động để có thể duy trì ít nhất mỗi tuần một bữa ăn sáng như thế này cho các em”, cô hiệu trưởng chia sẻ về mong ước. Cũng như mong ước các em có chiếc áo ấm hơn, đôi dép lành hơn… mà chị và đồng nghiệp đã miệt mài kêu gọi sự hỗ trợ nhiều năm qua.

Tôi đã hiểu, vì sao ở nơi khó khăn ấy, gương mặt của những đứa trẻ trong ngôi trường  vùng cao xa xôi lại rạng rỡ đến thế, trong buổi chiều mùa đông cách đây một năm, khi lần đầu tôi ghé về trường.

Tôi cũng đã hiểu vì sao, dù gia đình ở Huế, chị vẫn bám trụ với công việc của cô giáo cắm bản. Gửi cả thanh xuân ở những ngôi trường vùng biên này.

Tôi đã đọc được câu trả lời trong ánh mắt tràn ngập hạnh phúc của chị trong buổi sáng mùa đông rất lạnh ở A Lưới, khi chị tận tay ân cần trao cho những đứa trẻ thân yêu những ổ mỳ mà với các em, đó là một ký ức đặc biệt…

KIM OANH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cậu học trò năm ấy

Xuân ngẩng đầu lên nhìn tôi rồi ngoảnh mặt đi nơi khác. Nhiều lần tôi cố tình nhìn chăm chăm về phía Xuân để cậu ta không còn “cơ hội” đánh lảng sang hướng khác. Vậy mà dường như đoán biết được lúc nào là có ánh mắt của tôi đưa xuống chỗ ngồi của mình, khi thì cậu cúi mặt xuống, khi thì cậu nhìn mông lung ra cửa sổ, nơi có cây khế sai quả của nhà bác cai trường.

Cậu học trò năm ấy
Học trò “săn” giải quốc tế

Dù mới học tiểu học nhưng nhiều cô, cậu học trò nhí đã làm quen với việc tranh tài ở các sân chơi toán quốc tế, trong đó có nhiều em đoạt huy chương vàng (HCV).

Học trò “săn” giải quốc tế
Những “trái ngọt” từ tấm lòng tử tế

Những người tôi đã gặp có những hoàn cảnh, công việc khác nhau, nhưng có một điểm chung là sống vì cộng đồng, không tiếc sức, tiếc của riêng góp phần mở đường giao thông, làm thay đổi diện mạo đời sống ở địa phương.

Những “trái ngọt” từ tấm lòng tử tế
Những tấm lòng thơm thảo

Họ vừa là thầy, cô giáo vừa là người bà, người cô, người mẹ, người cha, người anh, người chị có tấm lòng thơm thảo đối với các trẻ em nghèo, khó khăn, khuyết tật trong cuộc sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.

Những tấm lòng thơm thảo
Những tấm lòng hiến tặng hiện vật

Có vị lão thành cách mạng, cựu chiến binh dù tuổi đã cao, sức yếu, hay những bà mẹ ở tận các xã vùng cao A Lưới đã tìm về Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế để hiến tặng những kỷ vật là hành trang quý giá đời mình, được gìn giữ qua những năm tháng chiến tranh vô cùng gian khổ.

Những tấm lòng hiến tặng hiện vật
Return to top