ClockThứ Sáu, 17/08/2012 16:03

Bưu điện văn hóa xã “sống lại”

TTH - Nhiều năm qua, các điểm Bưu điện văn hóa xã ở huyện Quảng Điền hoạt động rất hiệu quả, góp phần thực hiện tốt chức năng phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc, đọc sách, báo, tìm hiểu thông tin kinh tế - xã hội; chuyển phát bưu phẩm, bưu kiện, công văn cho chính quyền địa phương.

Chúng tôi vừa có dịp về thăm các điểm bưu điện văn hóa xã ở huyện Quảng Điền. Không khí hoạt động của các điểm bưu điện xã nhìn chung khá tốt… Chị Nguyễn Thị Thúy Hà – nhân viên điểm bưu điện văn hóa xã Quảng An cho biết: “Thời gian trước, việc thu hút người dân đến điểm bưu điện văn hóa xã rất khó khăn do điều kiện hoạt động còn bó hẹp trong phạm vi phục vụ duy nhất việc đọc sách báo, điện thoại công cộng. Nhưng từ khi các điểm bưu điện văn hóa xã bổ sung thêm một số loại hình kinh doanh khác như mở dịch vụ kinh doanh internet, chuyển phát nhanh, bán sim, card… đã giúp cho các điểm bưu điện văn hóa xã thu hút ngày càng nhiều người dân đến đây hơn. Điểm bưu điện văn hóa của chúng tôi, trung bình hàng ngày đón khoảng hơn 20 người đến đọc sách báo, truy cập internet, chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện. Đặc biệt, vào các dịp ngành giáo dục và đào tạo tổ chức thi giải Toán, tiếng Anh trên mạng thì lượng học sinh đến truy cập internet rất đông”.

 

Tủ sách ở một điểm bưu điện văn hóa xã

 

Tương tự, điểm bưu điện văn hóa các xã Quảng Phước, Quảng Ngạn cũng thu hút đông đảo người dân đến đọc sách báo, truy cập internet, chuyển phát nhanh các bưu kiện, bưu phẩm và mua sim, card điện thoại di động. Chị Hồ Thị Cẩm Nhung – nhân viên bưu điện văn hóa xã Quảng Phước cho hay: “Nhờ tăng thêm các hình thức kinh doanh, các điểm bưu điện văn hóa xã “sống lại”, chứ như trước đây chỉ phục vụ duy nhất việc đọc sách báo, điện thoại công cộng thì sẽ rất khó khăn trong việc thu hút người dân, bởi lượng sách báo hiện nay đã được bày bán khắp nơi, tỷ lệ hộ dân sử dụng điện thoại cố định và di động ngày một tăng cao”.

 

Trò chuyện với chúng tôi, nhiều người dân ở huyện Quảng Điền cho rằng: “Điểm bưu điện văn hóa xã là cần thiết cho người dân, bởi ở đó, có rất nhiều loại sách về kiến thức chăn nuôi, trồng trọt giúp ích cho bà con nông dân nắm bắt kỹ thuật để sản xuất, chăn nuôi nâng cao đời sống. Ngoài ra, các dịch vụ như internet, bán sim, card điện thoại, chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện… cũng giúp ích cho người dân rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày”.

 

Đánh giá hiệu quả hoạt động của các điểm bưu điện văn hóa xã, anh Hồ Ngọc Thạch – Giám đốc Bưu điện huyện Quảng Điền cho biết: “Trước đây, hoạt động bưu điện văn hóa xã gặp nhiều khó khăn, song bằng các giải pháp, biện pháp mang tính đột phá thông qua việc tăng cường thêm các loại hình dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội đã phần nào lôi kéo được khách hàng đến với bưu điện văn hóa xã. Điều đáng phấn khởi, hiện nay, doanh thu tại các điểm bưu điện xã tăng khá, trung bình mỗi năm thu về khoảng 80 triệu đồng. Qua đó, vừa cải thiện thu nhập của nhân viên từ 650 ngàn đồng/tháng lên mức thu nhập tối thiểu từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/tháng; đồng thời có kinh phí để khấu hao tài sản. Thời gian tới, chúng tôi sẽ quyết tâm đẩy mạnh hoạt động của các điểm bưu điện văn hóa xã, vừa đáp ứng được tiêu chí xây dựng nông thôn mới (Tiêu chí 8: có điểm phục vụ bưu chính viễn thông, có Internet đến thôn); đồng thời, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân cũng như tăng nguồn doanh thu từ việc cung cấp dịch vụ tiện ích”.

Gia Hân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top