ClockThứ Bảy, 26/12/2020 16:41

Cả nước có 862 đô thị, đóng góp 70% GDP

Chiều 26/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Hội nghị của Bộ Xây dựng về đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ 5 năm (2016-2020), định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện 5 năm (2021-2025) và năm 2021.

Xuất khẩu liên tiếp lập kỷ lục mớiNhật Bản nâng cấp dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2021 lên mức 4%ADB nâng mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 lên 2,3%Thái Lan: Ngành du lịch được dự báo cần 4 năm để hồi phục sau COVID-19Quốc hội thông qua dự thu ngân sách đạt 1,34 triệu tỷ đồng năm 2021

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu dự Hội nghị

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đã cơ bản hoàn thành 5 nhóm chỉ tiêu đề ra trong Kế hoạch 5 năm 2016-2020, trong đó, tốc độ tăng trưởng ngành xây dựng bình quân 8,5% - 8,7%/năm.

Tỷ lệ đô thị hóa ước đạt khoảng 40% vào cuối năm 2020. Đến thời điểm hiện tại, toàn quốc có 862 đô thị (năm 2015 là 787 đô thị). Khu vực đô thị đã thực sự trở thành động lực, đầu tàu phát triển kinh tế xã hội của các vùng và cả nước, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước, chiếm tỷ trọng chi phối trong thu ngân sách, xuất khẩu, sản xuất công nghiệp.

Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thị trường bất động sản ổn định, lành mạnh; phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện đề án, thực hiện các giải pháp tái cơ cấu và kiểm soát thị trường bất động sản.

Vì vậy lần đầu tiên trong gần 6 năm liền thị trường bất động sản phát triển ổn định, không có hiện tượng phát triển nóng, “bong bóng” hoặc trầm lắng, suy thoái, đóng góp quan trọng vào mục tiêu về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Đồng thời, thị trường bất động sản có sự phát triển, tăng trưởng cả về quy mô, cơ cấu hàng hóa và doanh nghiệp. Hiện nay số vốn đăng ký và đang triển khai ở các dự án bất động sản khoảng 4,5 triệu tỷ đồng; thu hút vốn FDI trong 5 năm trở lại đây đạt khoảng 17,63 tỷ USD; đóng góp khoảng 0,4 điểm phần trăm trong tăng trưởng kinh tế; tổng thu liên quan đến xây dựng và bất động sản khoảng 11% GDP.

Tuy nhiên, theo Bộ Xây dựng, hệ thống đô thị Việt Nam phát triển nhanh về số lượng nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (loại IV, loại V), mật độ đô thị trong từng vùng kinh tế - xã hội thấp, phân tán, chất lượng phát triển còn hạn chế.

Vẫn còn tình trạng sốt đất, sốt giá ở một số địa phương trong một số thời điểm. Cơ cấu sản phẩm bất động sản chưa hợp lý, thiếu gay gắt nhà ở xã hội (mới chỉ  đáp ứng 41,7% so với mục tiêu đề ra).

Diện tích bình quân nhà ở toàn quốc ước năm 2020 đạt 24 m2 sàn/người (không đạt mục tiêu của kế hoạch đề ra là 25m2 sàn/người). Trong đó về phát triển nhà ở xã hội đạt 5,21 triệu m2, khoảng 41,7% so với mục tiêu đề ra đến năm 2020 (tại Kế hoạch mục tiêu đến năm 2020 đạt 12,5 triệu m2).

Theo baochinhphu.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn

Sáng 6/4, lãnh đạo huyện Phú Lộc thông tin, bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện Phú Lộc đang triển khai xây dựng dự án (DA) tuyến đường đô thị mới La Sơn (Lộc Sơn) với kinh phí gần 152 tỷ đồng. DA giao trách nhiệm cho BQL Đầu tư Xây dựng khu vực huyện Phú Lộc làm chủ đầu tư.

Đầu tư gần 152 tỷ đồng xây dựng tuyến đường đô thị mới La Sơn
“Năng lượng” mới

Cuối tuần này sẽ diễn ra hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và quy hoạch đô thị chung Thừa Thiên Huế đến năm 2045, định hướng đến năm 2065. Đây được xem là dấu mốc trong hành trình xây dựng Thừa Thiên Huế khởi đầu một giai đoạn phát triển bền vững với chiến lược đánh thức nguồn “năng lượng” mới.

“Năng lượng” mới
“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

Nhà máy xử lý nước thải tại TP. Huế được ví như là “lá phổi xanh” giữa lòng Cố đô, bởi không chỉ đang giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt của người dân mà còn là “điểm xanh”, bởi phủ đầy cây xanh, không khí trong lành.

“Lá phổi xanh” giữa đô thị Huế

TIN MỚI

Return to top