Kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn
Cá nuôi lồng chết, người dân điêu đứng
TTH.VN - Mưa lũ mấy ngày qua đã làm hơn 4 tấn cá diêu hồng thương phẩm nuôi lồng trên sông Bồ của người dân xã Quảng Phú (Quảng Điền) chết ngột. Người nuôi cá rất cần sự hỗ trợ của cộng đồng để tiêu thụ gần 20 tấn cá còn lại.
- » Nhiều tác nhân gây bệnh khiến cá nuôi chết hàng loạt
- » Cá trắm nuôi lồng ở Quảng Điền bị chết
- » Hàng chục tấn thủy sản nuôi bị chết.
- » Hơn 14 tấn cá nuôi lồng bị chết
- » Nguồn nước thay đổi đột ngột, cá nuôi lại chết
- » Cá dìa chết do thời tiết bất thường
- » Một lượng lớn cá diêu hồng trên sông Bồ chết do sốc nước
Cá chết trắng lồng tại hộ nuôi ông Nguyễn Văn Hiệp
Ông Nguyễn Văn Hiệp, một hộ nuôi cá lớn nhất trên sông Bồ ở xã Quảng Phú vừa vớt cá chết vừa than thở, mưa lớn cộng với việc điều tiết lũ của thủy điện làm nước dâng cao vượt báo động 3 khiến cá ngột nước chết. Ban đầu chết rãi rác, nhưng do phải ngâm nước bạc chảy siết dài ngày nên cá chết ngày một nhiều, đến trưa 17/10 riêng 22 lồng nuôi của ông đã chết hơn 3 tấn cá diêu hồng thương phẩm.
Cũng theo ông Hiệp, 22 lồng cá của gia đình ông với tổng sản lượng 35 tấn, mới bán rãi rác được 20 tấn, số còn lại gần 15 tấn đành giữ lại trong lồng cả tháng nay, mỗi ngày phải tốn chi phí thức ăn mấy triệu triệu đồng. Không chỉ tốn thức ăn, công chăm sóc, nay cá chết nhiều coi như công sức, tiền của đổ xuống sông. Trong điều kiện nước bạc còn ngâm lâu ngày môi trường nước rất xấu, nguy cơ cá chết nhiều hơn đang hiện hữu.
Trên địa bàn dọc sông Bồ thuộc xã Quảng Phú hiện có 5 hộ nuôi 35 ô lồng cá diêu hồng với sản lượng hơn 40 tấn, đã thu hoạch 20 tấn, còn tồn đọng 20 tấn đang trong giai đoạn thu hoạch. Ngoài hơn 3 tấn cá của ông Hiệp chết do ngột nước, 4 hộ còn lại nuôi 13 ô lồng với sản lượng hơn 5 tấn cá thương phẩm là ông Kha, ông Tuân, ông Phước cũng chết hơn 1 tấn cá diêu hồng. Nếu nước bạc tiếp tục đỗ về cá sẽ tiếp tục chết do sốc nước.
Đa phần cá chết là cá thương phẩm trong thời kỳ thu hoạch
Ông Hiệp cũng như nhiều hộ nuôi cá lồng trên sông Bồ rất lo lắng khi cá diêu hồng đã đến kỳ thu hoạch nhưng lượng bán ra nhỏ giọt. Các nhà hàng, khách sạn, thị trường tiêu thụ cá diêu hồng rất kém, chủ yếu các lái buôn thu mua nhưng lại bị ép giá. Các hộ nuôi thu hoạch bán lẻ tại các chợ, sản lượng bán hằng ngày chẳng là bao so với lượng cá lớn trong lồng.
Theo những người nuôi cá trên sông Bồ, cá diêu hồng đang trong thời kỳ thu hoạch bán được giá hơn năm ngoái nhưng lượng tiêu thụ khá thấp, giá thức ăn cao. Giá cá diêu hồng hiện nay 55 ngàn đồng/kg thay vì 45 ngàn đồng/kg như năm trước, nhưng do mưa lũ cá chết nên thương lái đang ép giá thấp và thu mua nhỏ giọt mỗi ngày chi 2-4 tạ.
Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Phú, ông Phan Thanh Phong cho biết, những năm trước, bằng các biện pháp “giải cứu”, như vận động cán bộ, giáo viên, người dân mua, hỗ trợ các hộ nuôi đưa đi tiêu thụ, phần lớn lượng cá tồn động đã được tiêu thụ. Tuy nhiên do giá thấp nên các hộ sản xuất may ra hòa vốn, thậm chí thua lỗ. Riêng đối với cá diêu hồng trên địa bàn xã hiện đang bí đầu ra trong khi cá ngày chết một nhiều.
Người dân vớt cá chết đưa đi tiêu hủy
Phó Trưởng phòng Nông nghiệp & PTNT huyện Quảng Điền, ông Phan Văn Lự chia sẻ, chu kỳ nuôi cá diêu hồng trên sông Bồ thường 6-7 tháng cho thu hoạch. Ngành nông nghiệp huyện luôn khuyến cáo người dân theo lịch thời vụ để thả nuôi từ đầu năm nhưng do nguồn giống phụ thuộc vào các nguồn từ các tỉnh phía nam và phía bắc nên người dân thả giống trễ vài ba tháng so với khung lịch. Do đó, người dân chấp nhận rủi ro khi có lũ lụt về. Mặc khác, những hộ nuôi cá bị thiệt hại do lũ lụt sẽ không được hỗ trợ của chính quyền địa phương do không đúng với lịch thời vụ chung của huyện đưa ra.
Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền, ông Lê Ngọc Bảo cho biết, huyện đang liên hệ với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để tiêu thụ cá. Huyện cũng sẽ có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp thu mua cá cho người dân, như phí vận chuyển. Trước mắt, chính quyền địa phương vận động các hộ nuôi thu hoạch tỉa để bán, vừa được giá vừa hạn chế thiệt hại. Đồng thời vận động cán bộ, người dân trên địa bàn tiêu thụ sản phẩm.
Mong muốn của người nuôi lúc này là cần sự chung tay của cộng đồng để đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ số cá còn tồn đọng.
Bài, ảnh: Thái Bình
- Tạo thuận lợi cho giao thông liên vùng (09/02)
- Giảm áp lực giao thông khu vực nội thành Huế (08/02)
- Tranh biện giao thông xanh dành cho sinh viên (08/02)
- Thi công dự án Nhà máy xử lý rác Phú Sơn: Cơ bản đảm bảo tiến độ (08/02)
- Phú Hải phấn đấu năm 2023 khai thác đạt sản lượng trên 4.000 tấn (08/02)
- Ngân hàng Nhà nước không chỉ đạo “siết tín dụng bất động sản” (08/02)
- Nhiều tiềm năng hợp tác về kinh tế xanh, kinh tế số giữa Việt Nam, Singapore (08/02)
- Hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên (08/02)
-
Giảm áp lực giao thông khu vực nội thành Huế
- Tranh biện giao thông xanh dành cho sinh viên
- Thi công dự án Nhà máy xử lý rác Phú Sơn: Cơ bản đảm bảo tiến độ
- Phú Hải phấn đấu năm 2023 khai thác đạt sản lượng trên 4.000 tấn
- Ngân hàng Nhà nước không chỉ đạo “siết tín dụng bất động sản”
- Nhiều tiềm năng hợp tác về kinh tế xanh, kinh tế số giữa Việt Nam, Singapore
- Trồng rừng để hứng carbon
- Hướng dòng vốn tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên
- Nâng cao năng lực quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm
- Mở lại 5 đường bay, Vietnam Airlines tiến tới khôi phục hoàn toàn mạng bay tới Trung Quốc
-
Tăng tốc thi công các dự án giao thông trọng điểm
- FDI bất động sản thúc đẩy thị trường tăng trưởng bền vững trong dài hạn
- Giới thiệu đại lý Đông trùng hạ thảo Hector Thừa Thiên Huế
- Ý thức người dân là trên hết
- Đa dạng phương thức hỗ trợ người nộp thuế
- Cải thiện tỷ suất lợi nhuận giúp tăng trưởng doanh nghiệp thực phẩm
- Doanh nghiệp tăng tốc sản xuất đầu năm
- Thị trường xăng dầu: Bao giờ hết rối?
- Bảo vệ và phát triển vùng đất ngập nước
- Đăng kiểm xe cơ giới: Không để ùn ứ phương tiện