Y tế - Sức khỏe Tin tức y tế
Các bệnh viện chính thức áp giá mới cho gần 1.900 dịch vụ y tế
Theo Bộ Y tế, từ hôm nay (1/3), các bệnh viện trên cả nước chính thức điều chỉnh giá của 1.887 dịch vụ y tế tăng bình quân 30%.
![]() |
Người dân khám chữa bệnh tại Bệnh viện quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Phương Vy/TTXVN) |
Mức giá này trước mắt được áp dụng cho đối tượng có thẻ bảo hiểm y tế - hiện chiếm 77% dân số.
Giá các dịch vụ y tế tăng 30%
Theo Bộ Y tế, tính bình quân các dịch vụ y tế tăng khoảng 30% khi tính thêm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù. Nếu tính thêm tiền lương thì mức tăng bình quân là khoảng 50%.
Riêng 9 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đã tự chủ hoàn toàn về tài chính gồm: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Răng Hàm mặt Trung ương, Bệnh viện Răng hàm mặt Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Nội tiết, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Bệnh viện Mắt Trung ương sẽ tính luôn cả lương bác sỹ (các cơ sở y tế còn lại áp dụng từ ngày 1/7).
Trước mắt, việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế lần này chỉ áp dụng đối với người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh.
Để chuẩn bị cho việc áp dụng viện phí mới, các bệnh viện đã tiến hành điều chỉnh phần mềm công nghệ thông tin tính giá viện phí.
Theo quy định, giá viện phí được áp dụng từ ngày 1/3 mới áp dụng cho người bệnh có thẻ bảo hiểm y tế. Vì vậy, các bệnh viện phải có một bảng giá dịch vụ mới áp dụng, một bảng giá dịch vụ cũ áp dụng cho người bệnh không có bảo hiểm y tế và một bảng giá khám theo yêu cầu, các dịch vụ xã hội hóa.
Người chưa có thẻ bảo hiểm y tế nên tham gia
Theo các chuyên gia, việc tăng giá theo lộ trình như hiện nay sẽ không gây xáo trộn đột ngột và chính những đối tượng thu nhập vừa và thấp được hưởng lợi nhiều nhất từ việc tăng giá, do họ có bảo hiểm y tế.
Với mức giá viện phí mới này, mức độ tác động đến các nhóm có khác nhau. Chẳng hạn như với khoảng 23,7 triệu người là người nghèo, trẻ dưới 6 tuổi và các đối tượng chính sách xã hội có thẻ bảo hiểm y tế không bị ảnh hưởng bởi đây là nhóm được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, khi đi khám chữa bệnh được thanh toán 100%.
Với người cận nghèo, nhóm này đã được ngân sách hỗ trợ tối thiểu 70%, có địa phương còn hỗ trợ 80-90% để tham gia bảo hiểm y tế. Khi đi khám chữa bệnh, họ cũng được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 95% chi phí, chỉ phải đồng chi trả 5% nên mức độ tác động không nhiều.
Đối với nhóm phải đồng chi trả 20% có bị ảnh hưởng, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng không nhiều. Trước đây, khi chưa tính đủ giá, người bệnh thường phải trả thêm, nay được tính đủ thì sẽ không phải trả thêm.
Đại diện Bộ Y tế cho biết, sau khi các bệnh viện áp dụng giá viện phí mới nếu có bất cập, khó khăn gì Bộ sẽ hợp để giải quyết.
Theo ông Nguyễn Nam Liên - Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Tài chính (Bộ Y tế, thời gian đầu, những người chưa có thẻ bảo hiểm y tế, phải tự chi trả viện phí vẫn thực hiện theo mức giá cũ. Tuy nhiên, trong thời gian tới mức giá này cũng sẽ áp dụng cho cả người không có thẻ bảo hiểm y tế.
Vì thế, Bộ Y tế mong muốn người dân chưa có thẻ bảo hiểm y tế nên tham gia bảo hiểm y tế, đặc biệt mua theo hộ gia đình để được giảm mức đóng.
Mức đóng bảo hiểm y tế cao nhất hiện này là 621.000 đồng, người thứ 2 chỉ phải đóng 70% (khoảng 435.000 đồng), người thứ 3 chỉ phải đóng 60% (khoảng 372.000 đồng), từ người thứ 5 trở đi chỉ phải đóng 40% (khoảng 248.000 đồng)...
Chiều 29/2, tại hội nghị giao ban công tác khám chữa bệnh năm 2016 khu vực phía Bắc, lãnh đạo nhiều bệnh viện cho biết đã cập nhật phần mềm thanh toán viện phí sẵn sàng cho việc thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế từ ngày 1/3.
Theo Vietnam+
- Điều chỉnh phân bổ 110.000 liều vaccine COVID-19 của COVAX đợt 2 (18/04)
- Đào tạo kỹ thuật can thiệp điều trị động mạch vành phức tạp cho các bác sĩ toàn quốc (17/04)
- Việt Nam chưa cấp phép nhập khẩu vaccine COVID-19 của Moderna (17/04)
- Vaccine COVID-19 không tiêm hết tại các địa phương sẽ được Bộ Y tế thu hồi (16/04)
- Đề nghị 5 tỉnh, thành phố tăng cường phòng, chống dịch COVID-19 (15/04)
- 6.200 liều vắc xin phòng dịch COVID-19 đã về đến Thừa Thiên Huế (14/04)
- Hỗ trợ người nghèo phẫu thuật đục thủy tinh thể (14/04)
- Nguy cơ cao bùng phát dịch COVID-19 (14/04)
-
Điều chỉnh phân bổ 110.000 liều vaccine COVID-19 của COVAX đợt 2
- Thực hiện thành công ca bệnh đầu tiên ghép tế bào gốc chữa u nguyên bào võng mạc
- Sáng 30/3, Việt Nam không thêm ca mắc mới COVID-19, đã có 46.416 người được tiêm vaccine
- Quảng Điền tiếp nhận hơn 350 đơn vị máu nhân đạo
- Sáng 27/3, không ca mắc COVID-19; có 44.000 người đã tiêm vắc xin AstraZeneca
- “Việt Nam Chiến thắng COVID – Chấm dứt lao”
- 15 tình nguyện viên tiếp theo được tiêm thử nghiệm vaccine COVIVAC
- 16 tỉnh, thành đã tiêm vắc xin Covid-19 cho gần 34.000 người
- Cấp thẻ BHYT mẫu mới từ ngày 1/4/2021
- Việt Nam đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho hơn 15.800 người
-
6.200 liều vắc xin phòng dịch COVID-19 đã về đến Thừa Thiên Huế
- Thực hiện thành công ca bệnh đầu tiên ghép tế bào gốc chữa u nguyên bào võng mạc
- Hỗ trợ người nghèo phẫu thuật đục thủy tinh thể
- Tỉnh đầu tiên triển khai tiêm vaccine COVID-19 đợt 2
- Tiếp nhận gần 200 đơn vị máu từ sinh viên Trường đại học Sư phạm
- Đào tạo kỹ thuật can thiệp điều trị động mạch vành phức tạp cho các bác sĩ toàn quốc
- Vaccine COVID-19 không tiêm hết tại các địa phương sẽ được Bộ Y tế thu hồi
- Nguy cơ cao bùng phát dịch COVID-19
- Đề nghị 5 tỉnh, thành phố tăng cường phòng, chống dịch COVID-19
- Việt Nam chưa cấp phép nhập khẩu vaccine COVID-19 của Moderna
- Mẹo hữu ích tại 1 bid
- Hướng dẫn sử dụng thuốc Canvey
- Dịch vụ đăng ký tên miền giá rẻ #1 tại Nhân Hòa
- Xem tin mới nhất hôm nay