Các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á dần có chỗ đứng trên toàn cầu
TTH - Theo bài viết của ông Phil Davis, Giám đốc Điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Nhật Bản của Công ty Amazon Web Services, vừa được đăng tải trên Tạp chí Business Times, việc Grab, hãng đặt xe và giao đồ ăn lớn nhất Đông Nam Á sắp niêm yết công khai trên sàn giao dịch Nasdaq (Mỹ) là một cột mốc quan trọng đối với bối cảnh khởi nghiệp của khu vực.
Tài xế công nghệ của một kỳ lân Đông Nam Á. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Động thái này là một tín hiệu rõ ràng cho thấy, Đông Nam Á là một bên tham gia quan trọng trong lĩnh vực công nghệ lớn của châu Á, lĩnh vực mà cho đến nay Trung Quốc và Ấn Độ vẫn chiếm ưu thế.
Niêm yết của Grab, công ty được ra mắt bởi 2 sinh viên tốt nghiệp Harvard người Malaysia chỉ cách đây 10 năm, được dự kiến sẽ là niêm yết công khai lớn nhất của khu vực từ trước đến nay, định giá công ty ở mức gần 40 tỷ USD. Grab đã phát triển từ một ứng dụng taxi đơn giản ở thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia), để trở thành công ty khởi nghiệp có giá trị nhất trong khu vực, với siêu ứng dụng dựa trên dữ liệu đám mây cung cấp dịch vụ chia sẻ và đặt xe, giao hàng thực phẩm và hàng tạp hóa, dịch vụ chuyển phát nhanh, thanh toán kỹ thuật số, nhắn tin, bảo hiểm, và dịch vụ cho vay đến hơn 670 triệu cư dân, tại 428 thành phố, ở 8 quốc gia.
Những con số này mang tính toàn cầu, quy mô hoành tráng và thế giới đang chú ý, khi các nhà đầu tư đổ xô vào Grab từ khắp hành tinh. Ông Phil Davis cho rằng, hành trình của Grab rất đáng quan tâm, bởi điều đó làm nổi bật sự tự tin ngày càng tăng mà Đông Nam Á có được, bằng cách tạo ra những công ty thành công có thể cạnh tranh trên thế giới; đồng thời khẳng định rằng, văn hóa khởi nghiệp của Đông Nam Á đã đến.
Danh sách kỳ lân ngày càng mở rộng
Tiếp thêm động lực cho làn sóng mà thành công của Grab đã kích hoạt là một số thỏa thuận đang làm nóng lên cuộc cạnh tranh trong nền kinh tế kỹ thuật số trị giá 100 tỷ USD của Đông Nam Á. 2 kỳ lân công nghệ có giá trị nhất của Indonesia là ứng dụng đặt xe Gojek và gã khổng lồ thương mại điện tử Tokopedia sẽ hợp nhất để tạo ra GoTo, công ty internet lớn nhất ở quốc gia đông dân thứ 4 thế giới này.
Gojek có một câu chuyện phát triển tương tự như Grab, và kể từ đó đã phát triển thành một siêu ứng dụng với 125 triệu lượt tải xuống, tương đương gần 1/2 dân số Indonesia. GoTo với định giá 40 tỷ USD sẽ là một lực lượng đáng gờm, cung cấp các dịch vụ về thương mại điện tử, giao thức ăn, thanh toán, nhắn tin, và hậu cần, với hơn 2 triệu đối tác tài xế, và hơn 11 triệu thương gia doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong khu vực.
Sự sáp nhập này thậm chí có thể thách thức Tập đoàn SEA của Singapore, được coi là công ty niêm yết có giá trị nhất trong khu vực. Trong khi đó, nền tảng đặt vé trực tuyến của Indonesia là Traveloka đang đàm phán để ra mắt công chúng ở Mỹ, cùng với tập đoàn bất động sản trực tuyến khu vực PropertyGuru của Singapore.
Tăng trưởng công bằng
Điều đáng ngạc nhiên về các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á này là khả năng đi qua và thu hút những quốc gia và nền văn hóa khác nhau, đồng thời đổi mới liên tục và xây dựng các sản phẩm và dịch vụ mới; những ý tưởng địa phương được sinh ra ở một quốc gia này sẽ biến chuyển một cách hoàn hảo ở các quốc gia khác, trở thành toàn cầu.
Những cộng đồng đang được xây dựng toàn khu vực trên các siêu ứng dụng này, và những người trước đây “ngoại tuyến” đang kết nối chặt chẽ hơn và có ý nghĩa hơn để cải thiện cuộc sống của họ. Sự “khu vực hóa” này đang được chứng minh là một công cụ cân bằng tuyệt vời, công nghệ đang được lan tỏa khắp khu vực trên các tuyến kinh tế xã hội, và những lợi ích của công nghệ đám mây được nhận ra, khi các công ty khởi nghiệp này sử dụng dữ liệu đám mây để cung cấp giá trị đến người dùng.
Hơn nữa, khi nhiều người và nhiều công ty số hóa hơn, tăng trưởng kinh tế công bằng sẽ lan rộng và sự thịnh vượng trở nên dân chủ hoá hơn trên toàn khu vực.
Bên cạnh đó, do những công ty khởi nghiệp này được sinh ra với tư duy ưu tiên kỹ thuật số, khả năng thích ứng và xoay chuyển nhanh chóng giúp họ chuẩn bị tốt hơn cho sự gián đoạn. Những tác động của đại dịch COVID-19 toàn cầu đã thúc đẩy nhu cầu mua sắm, làm việc, giao hàng, giáo dục, giải trí trực tuyến, và thậm chí cả khám chữa bệnh từ xa tăng vọt; song, kết quả cuối cùng và quan trọng hơn hết từ đại dịch đối với lĩnh vực công nghệ là đổi mới và số hóa được thúc đẩy, khi mọi người chuyển sang dữ liệu đám mây để đối phó với những thực tế mới giữa lúc các biện pháp phong tỏa nhằm ngăn chặn đại dịch được áp dụng.
Với sự nhanh nhạy này, các công ty khởi nghiệp Đông Nam Á cho thế giới thấy rằng, khu vực này không còn chỉ là một trung tâm sản xuất, du lịch và nông nghiệp nữa, mà giờ đây chính thức trở thành một khu vực vững mạnh về công nghệ, đổi mới, và triển vọng về văn hóa khởi nghiệp của khu vực rất tươi sáng.
LÊ THẢO
(Lược dịch từ Business Times)
- Nga tiếp tục chuyển viện trợ nhân đạo cho người dân Ukraine (18/08)
- Sân bay Dubai của UAE nhộn nhịp chuẩn bị cho sự kiện World Cup (18/08)
- Thiếu hụt lao động, Australia cân nhắc tăng hạn ngạch nhập cư (18/08)
- Thái Lan không chào đón du khách tới hút cần sa (18/08)
- “Mê” trà sữa, Đông Nam Á chi 3,66 tỷ USD/năm, Việt Nam đứng thứ 3 khu vực (17/08)
- Dữ liệu lớn sẽ mang lại lợi ích hơn 100 tỷ USD cho Đông Nam Á (17/08)
- Bộ Phát triển Kinh tế Nga nâng dự báo khả quan với nền kinh tế (17/08)
- Thúc đẩy công tác ngoại giao kinh tế trong quan hệ Việt Nam-Lào (17/08)
-
Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác
- Ấn Độ là “đối tác không thể thiếu” của Mỹ
- Bangladesh chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
- Giải quyết ô nhiễm không khí phải ở quy mô toàn cầu
- Anh: Dịch vụ đường sắt bị ảnh hưởng do lái tàu trên cả nước đình công
- Pháp kiểm soát cháy rừng ở phía Tây Nam, mở lại đường cao tốc
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
-
Khu vực Nam bán cầu sẽ có cơ sở sản xuất vaccine mRNA đầu tiên
- ILO: Lao động trẻ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi những tác động của COVID-19
- CDC Mỹ đưa ra hướng dẫn phòng chống COVID-19 mới
- Trung Quốc chịu đợt nóng lớn nhất trong 60 năm
- Đức cấp lại visa trên hộ chiếu mẫu mới của Việt Nam có bổ sung nơi sinh
- Philippines: Đại dịch đẩy thêm hàng triệu người vào cảnh nghèo đói
- Ấn Độ: Hành trình vươn mình thành “gã khổng lồ” mới nổi
- Chính phủ Nhật Bản cân nhắc gói biện pháp bổ sung đối phó lạm phát
- Bảng xếp hạng chỉ số tự tin du lịch của châu Á - Thái Bình Dương
- Lạm phát, thiếu hụt lao động làm chậm đà phục hồi chi tiêu của các chuyến công tác