ClockThứ Tư, 05/08/2020 14:53

Các em còn quá nhỏ để phụ ba gánh vác gia đình

TTH - Theo chân thầy Cao Huy Biên, chúng tôi tìm đến nhà em Lê Thị Tường Vy, học sinh lớp 6/2, Trường trung học cơ sở (THCS) Điền Hải có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn.

Chân tay co quắp sau tai biến, vẫn cố làm để nuôi con

Lê Thị Tường Vy (bên phải) và em gái kế Lê Thị Kiều Oanh

Cả nhà Vy trước đây chủ yếu sống dựa vào tiền công làm thợ nề của ba là anh Lê Đình Thông, năm nay 44 tuổi. Sau khi mang trong mình căn bệnh xương khớp, mỗi tháng cố lắm anh Thông chỉ làm được hơn 20 ngày công. Để lo cho 5 miệng ăn và việc học hành của các con đã là quá sức với người đàn ông này, nhưng may còn có vợ đỡ đần, dù chẳng kiếm được bao nhiêu từ luống rau, con gà, con heo.

Vợ chồng anh thường an ủi nhau, dù khó khăn bao nhiêu thì cũng sẽ đến ngày các con trưởng thành, tự lo được cho bản thân. Vậy mà mong ước nhỏ nhoi đó đã dập tắt khi cách đây 3 năm, người vợ mắc phải bệnh nan y. Anh cố vay mượn chạy chữa cho vợ, nợ nần chồng chất mà vẫn không cứu được vợ.

Là con đầu trong một gia đình có ba người con, nhưng Vy vốn chậm chạp hơn bạn bè cùng trang lứa. Em gái thứ hai là Lê Thị Kiều Oanh nhỏ hơn Vy 1 tuổi, em gái út vừa học xong lớp ba. Hai bên nội ngoại đều nghèo, một mình anh Thông khó nuôi nổi con chứ nói chi đến việc trả nợ. Lo lắng khiến sức khỏe anh ngày càng giảm sút. Không đủ sức cáng đáng mọi việc, nhiều lần anh có ý định cho Vy nghỉ học đi làm giúp việc hay bán hàng rong, phụ kiếm được đồng nào hay đồng đó, nhưng Ban Giám hiệu nhà trường vẫn cố động viên, níu giữ để em không phải lao động trước tuổi.

Nhìn đôi mắt vô hồn của bé Vy, tôi biết em chưa hiểu hết những khó khăn của mình và gia đình. Nhưng thầy cô giáo của em thì đang rất lo lắng, nếu không tìm được cách để giúp em tiếp tục đến trường thì sẽ gặp nhiều hệ lụy xảy ra nếu em tham gia lao động trước tuổi.

Thầy Biên cho hay, nhà trường đã huy động mọi nguồn lực có thể, kể cả việc kêu gọi sự đóng góp của giáo viên và đang tiếp tục tìm mạnh thường quân giúp đỡ em nhưng vẫn chưa có hy vọng. Vì thế, chúng tôi rất mong nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức và cá nhân để Vy và các em duy trì việc học.

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: anh Lê Đình Thông, thôn 2, xã Điền Hải, huyện Phong Điền, số điện thoại: 0373475108. Hoặc: Báo Thừa Thiên Huế, 61 Trần Thúc Nhẫn, TP. Huế; điện thoại: 0378060314; số tài khoản Báo Thừa Thiên Huế: 4011201000840 - Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Trường An, tỉnh Thừa Thiên Huế (ghi hỗ trợ gia đình em Vy, huyện Phong Điền).

Bài, ảnh: HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bóng nắng

Bà Liếng sống một mình trong cái chòi dưới chân dốc Mù U. Nơi đó vắng ngắt, cánh đồng bỏ hoang, cỏ ngoi lên tới tận bờ, mấy con bò làng bên cũng chẳng buồn qua gặm những đám cỏ cằn khô. Bà Liếng là người đàn bà câm nên người làng quen gọi bà câm, quên mất cái tên Liếng từ bao giờ.

Bóng nắng
Cần suy nghĩ thấu đáo cho con

Nhận điện thoại của em gái, là giáo viên của một trường tiểu học; giọng em có vẻ gấp gáp, hốt hoảng, nhờ tôi tư vấn (vì trước đây tôi từng có thời gian công tác trong ngành tòa án).

Cần suy nghĩ thấu đáo cho con
Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Tết muộn

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba. Vì thời gian tết về thì ở chỗ chúng tôi cũng là lúc bắt đầu mùa cá. Khi ấy những người đàn ông sẽ dong thuyền ra khơi và có khi đi cả tháng trời mới về. Tết của chúng tôi khi ấy vừa là hòa vào không khí chung của ngày lễ cổ truyền, vừa là sự chờ đợi và cầu bình an cho những người chủ gia đình đang lênh đênh trên sóng.

Tết muộn

TIN MỚI

Return to top