ClockChủ Nhật, 24/05/2015 17:18

Các hãng taxi đồng thuận với việc lắp đặt hộp đen

TTH.VN - Theo quy định, bắt đầu ngày 1/7/2015, xe taxi phải gắn thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) để doanh nghiệp kinh doanh và Nhà nước dễ dàng hơn trong việc quản lý.

Trước thực tế nạn taxi “dù” vẫn còn tồn tại khiến nhiều hành khách không hài lòng, để chấn chỉnh hoạt động vận tải bằng xe taxi, Bộ Giao thông Vận tải vừa đề xuất với Chính phủ từ ngày 1/7/2015, xe taxi phải gắn hộp đen; đồng thời đến năm 2016 trên loại phương tiện này phải có thiết bị in hóa đơn kết nối với đồng hồ tính cước để lái xe tính tiền và trả cho hành khách nhằm loại bỏ taxi “dù”.


Thiết bị giám sát hành trình đã được lắp đặt ở taxi Mai Linh

Đồng tình với quan điểm này, ông Đoàn Văn Quang, Giám đốc Công ty TNHH MTV Mai Linh Huế cho biết, hiện trên địa bàn Thừa Thiên Huế, taxi Mai Linh có 152 đầu phương tiện. Sau 2 tháng triển khai, taxi Mai Linh đã lắp đặt được 70 phương tiện, dự kiến trong vòng 1 tháng nữa sẽ hoàn thành lắp đặt xong cho những phương tiện còn lại. Song song đó, đơn vị cũng từng bước điều chỉnh cho phù hợp tiêu chí và yêu cầu của nhà sản xuất và đúng chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải cho phép.

“Doanh nghiệp nhận thấy việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình mang lại hiệu quả rõ rệt trong công tác quản lý và điều hành. Hành khách đi taxi nếu quên đồ đạc hoặc bị bắt chẹt tiền cước… đều truyền qua máy chủ để đơn vị quản lý. Vì thế, nếu không có quy định của Nhà nước, taxi Mai Linh cũng lắp đặt hộp đen”, ông Quang khẳng định. 

Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình được các hãng taxi đồng tình, ủng hộ cao, bởi họ nhận thấy mang lại nhiều lợi ích trong kinh doanh cũng như an toàn cho lái xe và hành khách. Ông Lê Qúy Ngọc, Phó Giám đốc Công ty CP Phú Hùng Thịnh, Taxi Vàng cho biết: “Sử dụng thiết bị giám sát hành trình giúp đơn vị dễ dàng hơn trong việc quản lý kinh doanh, vì thế đầu năm 2015, taxi Vàng đã lắp đặt cho tất cả 110 đầu phương tiện. Lắp đặt thiết bị này để giám sát tốc độ của lái xe. Nếu lái xe chạy tốc độ trên 70km/h là dữ liệu truyền về máy chủ, tổng đài nhắc nhở lái xe điều chỉnh tốc độ; giám sát lộ trình đi của lái xe khi đi tour với phạm vi bán kính trên 300 km, nhằm đảm bảo sự an toàn cho lái xe và hành khách...”.

Lắp đặt hộp đen và in hóa đơn tiền cước là việc làm rất cần thiết vì có lợi cho doanh nghiệp, kiểm soát được hành trình hoạt động của từng xe, thể hiện sự minh bạch giữa khách hàng với lái xe. Khi lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, các hãng taxi sẽ khoanh vùng khách hàng để điều hành xe taxi chống lãng phí nguyên liệu hoặc nếu lái xe phục vụ không tốt, lấy giá tiền sai lệch thì khách hàng sẽ phản ánh đến doanh nghiệp quản lý.          

Ông Phạm Quang Hồng, Trưởng phòng Quản lý vận tải và Phương tiện (Sở Giao thông Vận tải) cho biết: “Sở Giao thông Vận tải đã làm việc và gửi công văn đến các hãng taxi trên địa bàn tỉnh, bắt buộc các đơn vị phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình trên từng phương tiện để ngày 1/7 tới đưa vào hoạt động. Đến thời gian trên, đơn vị nào chưa thực hiện sẽ bị xử phạt theo quy định”.

Bình quân mỗi thiết bị có giá từ 5-8 triệu đồng, mỗi đơn vị có khoảng 100-150 đầu phương tiện thì chi phí lắp đặt trên dưới 1 tỷ đồng, chưa kể chi phí cho bộ máy giám sát và duy trì hoạt động của thiết bị…. Và sau khi lắp đặt, mỗi doanh nghiệp taxi cần nâng cao ý thức, bảo vệ và duy trì, tránh tình trạng “mang con bỏ chợ” hoặc lắp đặt “cho có” để đối phó với cơ quan chức năng.

Trên địa bàn tỉnh có trên 10 hãng taxi với khoảng 500 đầu phương tiện. Đến thời điểm này, có khoảng 50% xe đã được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình.

 

Bài, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức buổi đối thoại với các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng tại Dự án (DA) Cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A,B,C Khu Chung cư Đống Đa (KCCĐĐ) tại Phường Phú Nhuận, TP. Huế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì buổi đối thoại.

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top