Các hiểm họa liên quan đến nước thống lĩnh danh sách 10 thảm họa nghiêm trọng nhất
TTH - Theo báo cáo mới của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), trong bối cảnh khí hậu toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng, các hiểm họa liên quan đến nước đã thống trị danh sách các thiên tai gây thiệt hại về người và kinh tế cao nhất trong 50 năm qua.
Lũ lụt nghiêm trọng ở Hà Nam, Trung Quốc ngày 22/7/2021 Ảnh: Reuters/Tuoitre
Biểu đồ về Tỷ lệ tử vong và Thiệt hại Kinh tế do Thời tiết, Nước và Khí hậu Cực đoan (1970-2019) cho thấy trong số 10 thảm họa gây tử vong cho con người nhiều nhất trong 5 thập kỷ qua, hạn hán đứng đầu danh sách với 650.000 ca tử vong trên toàn cầu. Tiếp theo đó, mưa bão đã khiến 577.000 người thiệt mạng, trong khi lũ lụt dẫn đến cái chết của hơn 58.000 người và nhiệt độ cực đoan khiến hơn 55.000 người tử vong.
Thiệt hại kinh tế
Báo cáo ước tính rằng trong số 10 sự kiện hàng đầu được ghi nhận từ năm 1970 đến 2019, mưa bão gây thiệt hại kinh tế khoảng 521 tỷ USD, trong khi lũ lụt gây tổn thất khoảng 115 tỷ USD.
Dữ liệu của WMO cũng cho thấy lũ lụt và mưa bão đã gây ra thiệt hại lớn nhất ở châu Âu trong 50 năm qua, với chi phí lên tới 377,5 tỷ USD, trong đó, trận lũ lụt năm 2002 ở Đức được đánh giá là sự kiện tốn kém nhất ở châu Âu trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến 2019, với mức thiệt hại lên đến 16,48 tỷ USD. Trên toàn châu lục, có tổng cộng 1.672 thảm họa được ghi nhận, dẫn đến gần 160.000 người chết và gây thiệt hại kinh tế 476,5 tỷ USD.
Dữ liệu tổng hợp cũng cho thấy trong 50 năm qua, các hiểm họa về thời tiết, khí hậu và nước chiếm 50% tổng số thảm họa (bao gồm cả các nguy cơ về công nghệ), 45% tổng số người chết được báo cáo và 74% tổng thiệt hại kinh tế được báo cáo ở cấp độ toàn cầu.
Mối liên kết rõ ràng với biến đổi khí hậu
Theo Tổng thư ký WMO Petteri Taalas, “các hiểm họa liên quan đến thời tiết, khí hậu và nước đang gia tăng về tần suất và cường độ do biến đổi khí hậu”.
Nhấn mạnh rằng không một quốc gia nào có thể tránh khỏi những nguy cơ này, ông cho biết các chính phủ cần phải đầu tư nhiều hơn vào thích ứng với biến đổi khí hậu, bao gồm cả việc tăng cường các hệ thống cảnh báo sớm đa nguy cơ.
TỐ QUYÊN
(Lược dịch từ UN)
- Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030 (02/02)
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN (02/02)
- Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nam Phi ấn tượng với thành tựu của Việt Nam (02/02)
- Phong trào 'dòng máu tinh khiết' - Hệ lụy của thông tin sai lệch về vaccine ngừa COVID-19 (02/02)
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày (02/02)
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương (01/02)
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine (01/02)
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023 (01/02)
-
Châu Phi cam kết chấm dứt AIDS ở trẻ em vào năm 2030
- EU cam kết tập trung làm sâu sắc hơn mối quan hệ với ASEAN
- OPEC+ giữ nguyên mức cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng mỗi ngày
- Nhiều người châu Á trì hoãn việc nghỉ hưu không phải chỉ vì lương
- Thái Lan phát miễn phí 95 triệu bao cao su trước thềm Valentine
- Nhiều kế hoạch mới cho khu vực ASEAN trong năm 2023
- Anh, EU đạt thỏa thuận hải quan hậu Brexit cho Bắc Ireland
- IFRC: Thế giới vẫn thiếu chuẩn bị cho các đại dịch tiếp theo
- Indonesia bắt đầu nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2023
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN
-
Tổng thống Ấn Độ: G20 là diễn đàn định hình một thế giới tốt đẹp hơn
- Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây Dương
- Nhật-Hàn-Australia-New Zealand-EU thúc đẩy hợp tác trong khu vực
- Lào tiếp tục trong danh sách các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất
- Hàn Quốc, Campuchia thúc đẩy thương mại, đầu tư thông qua FTA
- Lãnh đạo nước Anh kiên định với kế hoạch tăng thuế, cam kết cải cách hậu Brexit
- Mỹ: Cựu Tổng thống D.Trump khởi động chiến dịch tái tranh cử
- Lạm phát Mỹ hạ nhiệt ảnh hưởng đến lãi suất như thế nào?
- Việt Nam sẽ dự Diễn đàn du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia
- IMF hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế khu vực ASEAN