Thế giới

Các nước BRICS sẽ không áp đặt trừng phạt chống lại Nga

ClockThứ Sáu, 10/07/2015 19:34
TTH - Trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh quốc tế BRICS tại Ufa, Nga, Tổng giám đốc Vụ Hợp tác kinh tế quốc tế của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Zhang Jun ngày 10/7 cho biết, các nước thành viên BRICS sẽ không tham gia lệnh trừng phạt đơn phương mà phương Tây áp đặt chống lại Nga. Trả lời cho câu hỏi liệu các biện pháp trừng phạt chống lại Nga có cản trở quan hệ kinh doanh và thương mại giữa Nga và Trung Quốc hay không. Ông Zhang Jun cho biết, tất cả các nhà lãnh đạo trong BRICS đã đạt đến một sự đồng thuận trong vấn đề xử phạt đối với Nga.
“Đối lập với các biện pháp trừng phạt đơn phương là sự đồng thuận mà các nhà lãnh đạo của các nước BRICS đã đạt được trong Tuyên bố Ufa và điều đó đại diện cho lập trường chính trị của các nước”, ông Zhang nói.
Các nhà lãnh đạo của các nước thành viên BRICS tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Ufa, Nga. Ảnh: PTI
Bên cạnh đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cũng lên tiếng ủng hộ Nga khi cho rằng, các biện pháp trừng phạt đơn phương đang làm tổn thương nền kinh tế toàn cầu. Do đó, các nền kinh tế BRICS cần tăng cường hợp tác hơn nữa. Điều này cho thấy một sự thay đổi lớn trong lập trường của Ấn Độ về vấn đề này. Tuy không nói rõ nhưng ý kiến ​​của ông Modi được xem như một sự phản đối đối với Mỹ và các nước phương Tây khác khi các nước này đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt chống lại Nga kể từ năm 2014 do cáo buộc Moscow có tham gia vào các cuộc xung đột quân sự ở miền đông Ukraine. Tuy nhiên, Moscow đã bác bỏ cáo buộc trên.
Sau sự suy thoái các mối quan hệ với phương Tây, Moscow đã và đang tăng cường hợp tác với Ả Rập, các nước Mỹ Latinh và châu Á, bao gồm cả với các đối tác của BRICS.
BRICS là tên gọi của một khối bao gồm các nền kinh tế lớn mới nổi gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, là một diễn đàn để bày tỏ lợi ích và cùng hoạch định những hoạt động chung trong khối.
Tố Quyên (lược dịch từ Sputniknews& Dailymail)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Return to top