ClockChủ Nhật, 01/01/2017 15:22

Các nước 'câu' du khách bằng slogan ra sao?

Khẩu hiệu quảng bá du lịch của Việt Nam “Việt Nam - timeless charm” (Việt Nam - vẻ đẹp bất tận). Trong khi đó, các nước trên thế giới cũng tung ra nhiều slogan quảng bá du lịch đặc sắc khác.

 

Các nước 'câu' du khách bằng slogan ra sao?
Áo dài Việt Nam trên trang của CLB Sille Sanat Sarayi

Trang web du lịch của Vương quốc Anh Family Break Finder thu thập, cập nhật và sơ đồ hóa các khẩu hiệu (slogan) quảng bá du lịch của các quốc gia trên toàn thế giới bằng tiếng Anh.

Từ dữ liệu này, người ta có thể nhận ra những xu hướng đặt slogan quảng bá du lịch tương đối phổ biến tại các quốc gia.

Thiết kế khẩu hiệu (slogan) đủ sức hấp dẫn chỉ trong vài từ là thách thức lớn. Nước nào cũng cố gắng gây ấn tượng với du khách trước sức ép của sự hữu hạn ngôn từ.

Từ được dùng nhiều hơn cả trong các slogan quảng bá du lịch là “beautiful” (đẹp, vẻ đẹp) với tần suất xuất hiện 6 lần. Ngoài ra, những từ khác cũng được ưa chuộng là experience (trải nghiệm), life (cuộc sống), discover (khám phá), heart (trái tim), simply (đơn giản)...

Khẩu hiệu quảng bá du lịch của Việt Nam “Việt Nam - timeless charm” (Việt Nam - vẻ đẹp bất tận) cũng được liệt kê trong danh sách này.

Các nước 'câu' du khách bằng slogan ra sao?
Khẩu hiệu quảng bá du lịch của Việt Nam - Ảnh tư liệu

Gửi thông điệp một cách trực tiếp và mang tính khẳng định, Slovakia mời chào du khách với khẩu hiệu “Travel in Slovakia - good idea” (Du lịch tại Slovakia - ý hay). Trong khi đó, Latvia chọn câu “Best enjoyed slowly” (Tận hưởng điều tuyệt vời nhất một cách chậm rãi), còn slogan của Tunisia có gì đó mơ màng hơn với “I feel like Tunisia” (Tôi thấy thích Tunisia), Antigua và Barbuda “khiêu khích” với slogan “The beach is just the beginning” (Bờ biển mới chỉ là khởi đầu).

Từng một thời El Salvador sử dụng slogan gây sốc là “The 45-minute country” (Quốc gia 45 phút) để chào mời về những điểm đến hấp dẫn có khoảng cách gần nhau tại quốc gia ở Trung Mỹ này. Tuy nhiên, khẩu hiệu chính thức hiện nay của họ là “El Salvador: impressive” (El Salvador: ấn tượng).

Có một xu hướng khai thác các chữ có âm tiết đầu trùng với tên quốc gia để tạo slogan kiểu như “Epic Estonia” (Estonia tuyệt vời), “Beautiful Burundi” (Burundi xinh đẹp), “Beautiful Bangladesh”, “Incredible India” (Ngỡ ngàng Ấn Ðộ), “Brilliant Barbados” (Barbados rực rỡ) hay “Live, love, Lebanon” (Sống, yêu, Lebanon).

Một xu hướng cũng rất phổ biến khác là những lời quảng bá đầy tự hào của các quốc gia về sự độc đáo, toàn mỹ của đất nước mình. Ðó là Cộng hòa Dominica với slogan “The Dominican Republic has it all” (Tận hưởng mọi thứ với Cộng hòa Dominica), Ecuador với “All you need is Ecuador” (Tất cả những gì bạn cần là Ecuador), Honduras với “Everything is here” (Mọi thứ đều ở đây), Úc với “There’s nothing like Australia” (Không có gì giống như nước Úc), Oman với “Beauty has an address” (Vẻ đẹp có một địa chỉ) và Nicaragua với “Unique, original!” (Ðộc đáo, nguyên bản).

Các nước 'câu' du khách bằng slogan ra sao?
Imagine your Korea - Ảnh: Destination Beyond India

Sự quan tâm, chú trọng tới trải nghiệm cũng như cơ hội khám phá riêng với bản thân du khách cũng là một cách nhiều quốc gia muốn nhấn nhá trong thông điệp gửi đi từ khẩu hiệu quảng bá du lịch.

Theo đó, Canada đặt khẩu hiệu “Keep exploring” (Hãy tiếp tục khám phá), với Mỹ là câu “All within your reach” (Tất cả trong tầm tay bạn), người Nga chọn câu “Reveal your own Russia” (Khám phá nước Nga của chính bạn), với Albania là “Go your own way!” (Ði theo cách của bạn), Hàn Quốc là “Imagine your Korea” (Hình dung về Hàn Quốc của bạn), Singapore là “Your Singapore” (Singapore của bạn)…

Cũng theo trang web này, có 38 quốc gia trên thế giới chưa có khẩu hiệu quảng bá du lịch. 

Có một xu hướng quảng bá du lịch giản dị như của Jordan với “Yes, it’s Jordan” (Vâng, đó là Jordan), hay câu “You’re welcome” (Chào mừng bạn) của Uganda. Cũng ngắn gọn, đơn giản, nhưng Cabo Verde lại muốn đánh vào tâm lý của người hiện đại khi chào mời du khách bằng khẩu hiệu “No stress” (Không căng thẳng). Cũng với phương cách ấy là New Zealand và khẩu hiệu “100% pure” (100% thuần khiết).

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam

Năm 2024 được dự báo là điểm khởi đầu của làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lần thứ tư vào Việt Nam. Nhiều địa phương đã chủ động chuẩn bị tốt các điều kiện cần thiết để sẵn sàng đón dòng vốn ngoại, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Đón dòng vốn FDI dịch chuyển sang Việt Nam
Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10

Tiếp nối thành công 9 năm, Ban dự án Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu tiếp tục phối hợp với các tổ chức, cá nhân, Hội đoàn, cộng đồng kiều bào, các nhà trí thức, khoa học và bạn bè quốc tế tổ chức trực tiếp và trực tuyến Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu - Lễ Giỗ Tổ và vinh danh con cháu Vua Hùng toàn cầu 2024 với chủ đề “Hoà bình - Di nguyện của tổ tiên”.

Tổ chức Ngày Quốc Tổ Việt Nam toàn cầu lần thứ 10
Thông tin doanh nghiệp
Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam

Việc tìm kiếm được một đơn vị sản xuất và cung cấp gói hút ẩm uy tín, chất lượng, giá tốt là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều đối tác và doanh nghiệp. Hiện có rất nhiều nhà quản lý đau đầu vì không tìm thấy được công ty nào uy tín và đáng tin cậy. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu về Thịnh Phong Corp - Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm uy silicagel uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Đơn vị sản xuất, cung cấp gói hút ẩm silicagel hàng đầu Việt Nam
ADB: Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài

Trong Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á (ADO) tháng 4/2024 vừa được công bố hôm nay (10/4), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng năm 2024 đối với Việt Nam được đưa ra trước đó, bất chấp những bất ổn kéo dài từ môi trường bên ngoài. Cụ thể, ADB kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng lần lượt ở mức 6% và 6,2% vào năm 2024 và 2025.

ADB Kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn bên ngoài
Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam

Mỗi khi nghĩ đến KTS. Kazimierz Kwiatkowski tôi lại nhớ tiểu thuyết “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân” - một cuốn tiểu thuyết tình báo nổi tiếng của nhà văn Liên Xô (cũ) Yulian Semyonov, xuất bản năm 1969 và sau đó được dựng phim nhiều tập. Nhân vật chính là một sĩ quan tình báo của Liên Xô, bối cảnh tác phẩm bắt đầu từ chiến tranh thế giới thứ 2. Cuộc đời hoạt động trùng tu, cứu vãn di tích văn hóa của Kazimierz cũng có sự trùng hợp con số 17. Một KTS người Ba Lan có 17 năm liên tục làm việc ở Việt Nam.

Kazimierz và 17 năm ở Việt Nam
Return to top