Thế giới

Các nước đang hành động không đủ để chống dịch đậu mùa khỉ

ClockThứ Ba, 26/07/2022 16:49
TTH.VN - Các chuyên gia dịch tễ học về bệnh truyền nhiễm cho biết, xuất hiện những lo ngại nghiêm trọng rằng Mỹ và các quốc gia khác đang hành động không đủ để ngăn chặn bệnh đậu mùa khỉ trở thành đợt bùng dịch toàn cầu quy mô lớn.

Nhà Trắng: Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ có thể được kiểm soátEU cấp phép sử dụng vaccine của Bavarian Nordic phòng đậu mùa khỉĐậu mùa khỉ có thể bùng phát trên toàn cầuThái Lan họp khẩn thảo luận biện pháp đối phó bệnh đậu mùa khỉThái Lan xác nhận ca nhiễm đậu mùa khỉ đầu tiên ở Phuket

Bệnh đậu mùa khỉ đã xuất hiện ở hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới. Ảnh minh họa: Reuters/TTXVN/Vietnam+

Cuối tuần qua, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã kích hoạt mức cảnh báo cao nhất đối với virus bệnh đậu mùa khỉ, tuyên bố đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng được quốc tế quan tâm.

Động thái này có nghĩa là WHO hiện coi đợt bùng dịch này là một mối đe dọa đáng kể đối với sức khỏe toàn cầu, cần có phản ứng quốc tế phối hợp nhằm ngăn chặn virus có khả năng leo thang thành đại dịch.

“Đây là đợt bùng dịch duy nhất chúng ta biết đến loại virus này, song hiện nó đang gây ra một đợt bùng dịch rất lớn ở một số quốc gia trên thế giới. Trên thực tế, nếu chúng ta nhìn vào số lượng trường hợp nhiễm virus, Mỹ đứng sau Tây Ban Nha về số ca nhiễm. Đó không phải là đợt bùng dịch có thể xem nhẹ, điều quan tâm thực sự là virus đã xuất hiện ở Mỹ và các nước khác, nơi vốn virus không phải là đặc hữu”, Tiến sĩ Syra Madad, Giám đốc cấp cao về dịch tễ học tại bệnh viện NYC Health+ cho hay.

Nhìn chung, đây thực sự là điều không thể chấp nhận được, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang hoành hành. Với tất cả những bài học kinh nghiệm có được từ đại dịch COVID-19, các nước không thể thỏa hiệp với dịch đậu mùa khỉ ở quy mô này, cũng như đang làm không đủ để đảm bảo bệnh không trở thành chủng đặc hữu.

Mặc dù tuyên bố của WHO không đặt ra yêu cầu đối với chính phủ của các quốc gia, song nó vẫn được coi như lời kêu gọi cho một hành động khẩn cấp.

Số ca nhiễm đang tăng

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) mới đây cho biết, bệnh đậu mùa khỉ có thể lây lan qua giọt bắn sau khi tiếp xúc trực diện hoặc tiếp xúc thân mật kéo dài. Virus cũng có thể lây lan khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể, tổn thương da, cũng như lây lan qua các vật dụng bị dính virus như ga trải giường và quần áo.

Đến nay, hơn 16.000 ca mắc đậu mùa khỉ đã được báo cáo tại hơn 70 quốc gia. Số ca nhiễm cũng được xác nhận là tăng 77% trong thời gian từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 7, theo dữ liệu của WHO.

Trong khi việc quan hệ đồng giới của nam giới hiện chỉ ra nguy cơ lây nhiễm cao nhất, nay, virus bắt đầu lây lan sang cộng đồng rộng lớn hơn. Điều này được minh chứng rõ nhất khi Mỹ xác nhận 2 trường hợp mắc đậu mùa khỉ ở trẻ em, lây nhiễm trong gia đình có người mắc bệnh. Khả năng là số ca nhiễm như vậy sẽ tiếp tục tăng lên trong một khoảng thời gian, khi có nhiều ca nhiễm lây truyền theo hình thức này được ghi nhận trong cộng đồng dân cư.

Đầu tuần này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã cảnh báo chống lại sự tự mãn trong tiến trình ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, qua đó nhấn mạnh rằng không có gì đảm bảo rằng virus sẽ tiếp tục chỉ lây lan trong các cộng đồng nhỏ cụ thể nào.

Trong khi các ca bệnh cho đến nay chủ yếu là tập trung trong các cộng đồng nam tính và song tính, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn cho biết rằng có ít bằng chứng cho thấy căn bệnh này sẽ chỉ giới hạn ở những nhóm dân số này.

Những thách thức về vaccine ở Mỹ

Theo chuyên gia, cách tốt nhất để cắt đứt chuỗi lây nhiễm là tiêm vaccine cho những người có nguy cơ và có thể đã tiếp xúc với các trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, việc tiếp cận với vaccine hiện đang là một thách thức ở Mỹ.

Theo CDC, Mỹ đã báo cáo hơn 2.500 trường hợp mắc đậu mùa khỉ tại 44 bang, bao gồm Washington, D.C và Puerto Rico. Các loại vaccine đang tiếp tục được phân phối đến các vùng lãnh thổ, tiểu bang và thành phố. Vào cuối năm nay, Mỹ có thể sẽ có khoảng 1,6 triệu liều và đến giữa năm hoặc cuối năm 2023, con số này sẽ tăng lên đến hàng triệu liều. Tuy nhiên, vấn đề mà Mỹ đang gặp phải là cầu nhiều hơn cung.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa sách đến với cộng đồng

Những năm qua, bên cạnh công tác phục vụ tại chỗ cũng như tổ chức các sự kiện về văn hóa đọc, Thư viện Tổng hợp Thừa Thiên Huế còn triển khai việc đưa sách, báo về phục vụ tại các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, các đồn biên phòng, trại giam… với mong muốn đáp ứng tốt nhu cầu hưởng thụ sách, báo của người dân.

Đưa sách đến với cộng đồng
WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi

Được công bố tại Hội nghị thượng đỉnh về bệnh viêm gan thế giới (WHS) đang diễn ra từ ngày 9 - 11/4 tại thủ đô Lisbon, Bồ Đào Nha, báo cáo về bệnh viêm gan toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết, số ca tử vong do viêm gan siêu vi đang gia tăng.

WHO gióng lên hồi chuông cảnh báo về bệnh viêm gan siêu vi
Return to top