Thế giới Thế giới
Các nước đều sẽ nhận được lợi ích từ hiệp định RCEP
TTH.VN - 15 quốc gia bao gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và 5 đối tác khu vực bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand đã ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP), được cho là hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, vào ngày 15/11.
- » Đàm phán thương mại về RCEP đạt tiến bộ “đáng kể”
- » Indonesia kì vọng Hiệp định RCEP có thể được ký bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN 37
- » 15 nước mong đợi lễ ký kết Hiệp định RCEP diễn vào ngày 15/11
- » Việc ký kết hiệp định RCEP là “điểm sáng” trong một năm đầy thử thách
- » RCEP tạo động lực đa dạng hóa thị trường cho Hàn Quốc
Hiệp định RCEP đã được ký kết bởi 15 quốc gia thành viên vào ngày 15/11/2020. Ảnh minh họa: vnexpress
RCEP sẽ bao phủ khoảng 30% dân số và chiếm hơn 30% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới. Trong bối cảnh triển khai chính sách chính trị phù hợp sẽ tạo ra lợi ích đáng kể.
Theo nhận định của giới chuyên gia, RCEP có thể đem đến cho thu nhập của thế giới thêm 209 tỷ USD/năm và 500 tỷ USD cho thương mại thế giới vào năm 2030.
Ngoài ra, dự kiến hiệp định RCEP cùng với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sẽ có thể bù đắp những tổn thất toàn cầu gây nên bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Các hiệp định mới sẽ làm cho các nền kinh tế ở Bắc Á và Đông Nam Á hoạt động hiệu quả hơn, kết nối mạnh hơn thế mạnh của các nước về công nghệ, sản xuất, nông nghiệp và tài nguyên thiên nhiên.
Có thể nói, tác động của RCEP rất ấn tượng, mặc dù hiệp định này không quá khắt khe như CPTPP.
Xét về từng khu vực, Đông Nam Á sẽ được hưởng lợi đáng kể từ RCEP, nhất khi đến năm 2030, khu vực sẽ tạo ra khoảng 19 tỷ USD mỗi năm. Tuy nhiên, lợi ích này vẫn ít hơn so với Đông Bắc Á bởi khu vực này đã có sẵn các hiệp định thương mại tự do với các nước đối tác RCEP.
Thêm vào đó, RCEP cũng thúc đẩy hội nhập kinh tế Đông Bắc Á.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nhật Bản năm ngoái đã lưu ý rằng các cuộc đàm phán về hiệp định thương mại tự do ba bên Trung Quốc - Hàn Quốc - Nhật Bản vốn đã bị mắc kẹt trong nhiều năm, nhưng tình hình sẽ trở nên tích cực hơn ngay khi các nước ký kết thỏa thuận.
RCEP và CPTPP được xem là những ví dụ điển hình cho sự suy giảm trên toàn cầu về mô hình thương mại dựa trên quy tắc. Nếu RCEP thúc đẩy sự tăng trưởng cùng có lợi, các thành viên tham gia hiệp định, bao gồm cả Trung Quốc sẽ đạt được ảnh hưởng lớn trên toàn thế giới.
Đan Lê (Lược dịch từ CNA)
- Những “cửa ải” Tổng thống Biden phải đối mặt trong ngày đầu cầm quyền (23/01)
- Câu chuyện của cô gái Việt quyết ở lại Vũ Hán trong suốt 76 ngày phong tỏa (23/01)
- Hướng đến một ASEAN mạnh mẽ hơn hậu đại dịch (23/01)
- Biến thể SARS-CoV-2 mới tại Anh có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong cao hơn (23/01)
- Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu (22/01)
- EU thắt chặt hạn chế đi lại với các điểm nóng về đại dịch (22/01)
- Việt Nam chia sẻ lo ngại về tình hình an ninh tại Cộng hòa Trung Phi (22/01)
- Cháy công ty sản xuất vaccine Covid-19 tại Ấn Độ, 5 người chết (22/01)
-
Hướng đến một ASEAN mạnh mẽ hơn hậu đại dịch
- Biến thể SARS-CoV-2 mới tại Anh có thể dẫn tới tỷ lệ tử vong cao hơn
- EU thắt chặt hạn chế đi lại với các điểm nóng về đại dịch
- Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu
- Cháy công ty sản xuất vaccine Covid-19 tại Ấn Độ, 5 người chết
- Indonesia chủ trì việc xây dựng Khung quy định hành lang đi lại ASEAN
- ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020
- Nga sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế với Việt Nam
- Chính phủ mới của Mỹ sẽ ban hành 10 lệnh hành pháp đầu tiên
- Trung Quốc: Gần 100 triệu người dùng nước uống chứa hóa chất độc hại
-
Mục tiêu tiêm chủng vaccin COVID-19 cho người dân của ông Joe Biden có thể thực hiện được
- Tổng thống Biden hối thúc Thượng viện duyệt ngân sách đối phó với đại dịch toàn cầu
- Tổng thống Mỹ Joe Biden & các chính sách ngoại giao trong nhiệm kỳ mới
- Lãnh đạo các nước chúc mừng ông Joe Biden nhậm chức tổng thống Mỹ
- Anh mời Ấn Độ dự Thượng đỉnh G7
- Đức “chọn mặt gửi vàng”, chuẩn bị cho kỷ nguyên hậu Merkel
- ICAO: Lưu lượng hàng không toàn cầu giảm 60% trong năm 2020
- Nga sẽ nối lại các chuyến bay quốc tế với Việt Nam
- Chính phủ mới của Mỹ sẽ ban hành 10 lệnh hành pháp đầu tiên
- Chính phủ của ông Biden sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm du khách đến Mỹ