ClockThứ Tư, 20/04/2016 13:56

Các nước kêu gọi hành động khẩn cấp trước tình trạng dư thừa thép

TTH.VN - Mỹ và 7 quốc gia, liên minh khác ngày 19/4 lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp để giải quyết tình trạng dư thừa thép trên thị trường toàn cầu, một ngày sau khi Trung Quốc và các cường quốc sản xuất thép không nhất trí các biện pháp giải quyết cuộc khủng hoảng của ngành công nghiệp này.

Các bộ trưởng Kinh tế châu Âu hối thúc EU “cứu” ngành thépAnh công bố động thái thúc đẩy ngành công nghiệp thép

Công nhân đang bốc dỡ thép tại một khu chợ ở Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Các đại diện đến từ Mỹ, Canada, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Thổ Nhĩ Kỳ nhất trí rằng, việc khẩn cấp tái cơ cấu ngành công nghiệp thép là bắt buộc và phải định hướng thị trường theo một tuyên bố chung do Bộ Thương Mại Mỹ đưa ra.

Các đại diện cũng đồng ý rằng, chính phủ của các nước này không nên cung cấp các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ khác để duy trì những nhà máy thép thua lỗ hoặc khuyến khích bổ sung năng suất.

Trong một tuyên bố riêng, các quan chức Mỹ cho hay, họ sẽ tiếp tục vận động đối tác thương mại của mình thực hiện những hành động về thép.

"Mục tiêu chung của chúng ta là các nền kinh tế khác, bao gồm cả Trung Quốc cần nhận ra giá trị của những hành động này và sẽ tham gia vào nỗ lực tập thể để giải quyết nguyên nhân của vấn đề dư thừa công suất hiện nay. Mỹ sẽ tiếp tục tham gia song phương và đa phương với các đối tác kinh doanh, bao gồm cả Trung Quốc để thực hiện những hành động có ý nghĩa nhằm đạt được mục tiêu đó", Bộ trưởng Thương mại Mỹ Penny Pritzker và đại diện thương mại Mỹ Michael Froman khẳng định trong một tuyên bố.

Trước đó, một cuộc họp do Bỉ cùng Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chủ trì hôm 18/4, với sự tham gia của các bộ trưởng và quan chức thương mại đến từ hơn 30 quốc gia kết luận rằng, nguồn cung dư thừa nói trên cần phải được xử lý một cách nhanh chóng.

Washington đã cáo buộc Trung Quốc là yếu tố dẫn đến sự thất bại của cuộc đàm phán, đồng thời nói rằng, Bắc Kinh cần phải cắt giảm sản lượng thép dư thừa hoặc phải đối mặt với hành động thương mại có thể có từ các nước khác.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters & Business Insider)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng

Giữa bối cảnh hàng triệu người trên toàn thế giới tiếp tục rơi vào nạn đói, các nhà lãnh đạo của năm tổ chức nhân đạo, ngân hàng và thương mại quốc tế đã kêu gọi hành động khẩn cấp hơn nữa để ngăn chặn cuộc khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng toàn cầu trở nên tồi tệ hơn.

Cần tiếp tục hành động khẩn cấp để ngăn chặn khủng hoảng lương thực và dinh dưỡng
Cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu:
Các tổ chức quốc tế lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp

Tổng Giám đốc Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp quốc (FAO) Qu Dongyu, Tổng Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG) David Malpass, Giám đốc Điều hành Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) David Beasley, và Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Ngozi Okonjo-Iweala vừa ban hành tuyên bố chung, kêu gọi hành động khẩn cấp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng an ninh lương thực toàn cầu.

Các tổ chức quốc tế lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp
WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ

"Hôm nay, chúng tôi kêu gọi các chính phủ tăng cường nỗ lực trong những tuần tới, tháng tới nhằm ngăn chặn sự lây lan của bệnh đậu mùa khỉ đang bùng phát ở châu Âu" - tiến sĩ Hans Henri Kluge, người đứng đầu WHO khu vực châu Âu, nhấn mạnh.

WHO phát cảnh báo khẩn cấp về đậu mùa khỉ
COVID-19 là mối đe dọa lớn nhất đối với trẻ em trong lịch sử 75 năm của UNICEF

Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) cho biết, đại dịch COVID-19 đang đẩy lùi tiến trình của những nỗ lực nhằm giải quyết những thách thức chính đối với trẻ em như nghèo đói, sức khỏe và khả năng tiếp cận giáo dục – đại diện cho cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn nhất đối với trẻ em kể từ khi cơ quan này được thành lập 75 năm trước.

COVID-19 là mối đe dọa lớn nhất đối với trẻ em trong lịch sử 75 năm của UNICEF

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top