Thế giới

Các nước phát triển và giàu cần nỗ lực hành động vì quỹ biến đổi khí hậu

ClockThứ Ba, 21/09/2021 15:38
TTH.VN - Chỉ còn chưa đầy 6 tuần nữa là đến Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hiệp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP 26) diễn ra từ ngày 31/10 - 12/11 tại Glasgow (Anh). Mới đây, Thủ tướng Anh Boris Johnson kêu gọi các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế lớn nhất thế giới, bao gồm cả Mỹ thực hiện cam kết đối với quỹ khí hậu trị giá 100 tỷ USD/năm.

Anh nổi lên như cường quốc toàn cầu lớn trong thế giới hậu đại dịchCần nhiều nỗ lực để chống lại biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệĐông Nam Á có thể tổn thất 28 nghìn tỷ USD nếu không triển khai nhanh hành động khí hậuCó vaccine cho COVID-19, nhưng "không có vaccine nào cho cuộc khủng khoảng khí hậu"Năm 2021: Những dự báo về khí hậu trở thành hiện thực

Thủ tướng Anh Boris Johnson với phát biểu của mình. Ảnh minh họa: Reuters/VTV.vn

Theo đó, Thủ tướng Boris Johnson và Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres đã tổ chức một hội nghị bàn tròn với các nhà lãnh đạo thế giới vào đầu tuần này để giải quyết những lỗ hổng lớn về mục tiêu khí thải và tài chính khí hậu.

“Quá nhiều nền kinh tế lớn - một số có mặt tại đây hôm nay, một số vắng mặt đang bị tụt lại quá xa. Tôi sẽ nhấn mạnh lại rằng để thành công, chúng ta cần các nền kinh tế phát triển tìm ra 100 tỷ USD này”, Thủ tướng Boris Johnson khẳng định.

Được biết, cuộc họp kín được diễn ra trong tuần lễ hội nghị cấp cao thường niên của Đại hội đồng Liên Hiệp quốc với sự tham gia của các nhà lãnh đạo và đại diện của các quốc gia công nghiệp phát triển, các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia đang phát triển dễ bị tổn thương.

Những quốc gia tham gia hội nghị bàn tròn gồm có Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) như Costa Rica, Maldives, cũng như nhiều nước đang phát triển, có thu nhập trung bình và các quốc gia công nghiệp khác.

Trả lời phỏng vấn của các phóng viên, Thủ tướng Boris Johnson bày tỏ hi vọng rằng Mỹ có thể thực hiện lời hứa đẩy mạnh sự chia sẻ tài chính của mình để đạt được mục tiêu 100 tỷ USD hằng năm.

Đặc phái viên Mỹ về biến đổi khí hậu John Kerry - người đại diện cho Mỹ trong cuộc họp đầu tuần này cho biết, Washington sẽ cung cấp nhiều viện trợ khí hậu hơn.

Theo Thủ tướng Boris Johnson, Mỹ đóng một vai trò vô cùng quan trọng, trong đó nước này sẽ gửi một tín hiệu mạnh mẽ đến toàn bộ thế giới.

Cuộc thảo luận bàn tròn được tổ chức nhằm đảm bảo một kết quả thành công tại hội nghị, ngay cả khi các báo cáo cho thấy các nền kinh tế lớn đang đi quá xa trong các mục tiêu giảm phát thải và các cam kết tài chính khí hậu.

Nói một cách rõ ràng hơn, một phân tích của Liên Hiệp quốc về cam kết của các nước theo Thỏa thuận Paris về khí hậu được công bố ngày 17/9 cho biết, đến năm 2030, lượng khí thải toàn cầu sẽ cao hơn 16% so với số liệu ghi nhận vào năm 2010 - vượt xa mức giảm 45% phải đạt được vào năm 2030 mà các nhà khoa học cho là cần thiết để ngăn chặn thảm họa biến đổi khí hậu.

Một báo cáo khác do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố ngày 17/9 cũng cho thấy rằng các nước giàu có khả năng đã bỏ lỡ mục tiêu đóng góp 100 tỷ USD trong năm 2020 để giúp đỡ các quốc gia đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu sau khi tăng tài trợ chưa đầy 2% vào năm 2019.

Trong một thông tin có liên quan, sau hội nghị bàn tròn vừa qua, Thủ tướng Boris Johnson cho biết ông đã nghe thấy “những tuyên bố đáng khích lệ” về việc tăng cường hỗ trợ tài chính để giúp các nước đang phát triển đối phó với biến đổi khí hậu.

“Liệu cuối cùng các nước phát triển có thể thực hiện hóa khoản hỗ trợ hằng năm trị giá 100 tỷ USD cho các quốc gia đang phát triển hay không? Chúng ta vẫn chưa biết được. Song hôm nay đã có những tuyên bố đáng khích lệ về vấn đề này”, Thủ tướng Anh Boris Johnson tuyên bố.

Bên cạnh đó, Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc Antonio Guterres cũng hối thúc các quốc gia có triển khai tài trợ và các ngân hàng phát triển đa phương thể hiện sự tiến bộ trong việc đạt được mục tiêu của ông là tăng cường tỷ trọng tài chính dành riêng cho việc giúp các nước thích ứng với biến đổi khí hậu lên 50%, cao hơn so với mức hiện tại là 21%.

Một báo cáo được đưa ra ngày 20/9 bởi Oxfam đã dự đoán rằng chính phủ các nước giàu có sẽ tiếp tục bỏ lỡ mục tiêu 100 tỷ USD, thay vào đó là đến năm 2025 sẽ chỉ đạt 93 tỷ USD - 95 tỷ USD, tức 5 năm sau khi mục tiêu lẽ ra phải đạt được.

Giới chuyên gia nhận định, từ nay đến khi hội nghị COP 26 diễn ra, áp lực là nhóm G20 gồm các nền kinh tế lớn nhất thế giới phải đẩy mạnh các mục tiêu giảm phát thải trong nước và cam kết vận động viện trợ khí hậu quốc tế.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu

Một báo cáo mới của Chính phủ Australia cảnh báo rằng tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng tồi tệ ở nước này có thể khiến các công ty bảo hiểm và ngân hàng rút dịch vụ của họ khỏi các cộng đồng dễ bị tổn thương trước các sự kiện cực đoan. Điều này có thể gây ra “hiệu ứng xếp tầng” trên toàn bộ nền kinh tế.

Australia cảnh báo rủi ro tài chính nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn

Các cộng đồng nông thôn trên toàn thế giới đang phải vật lộn với những thách thức ngày càng tăng do cuộc khủng hoảng khí hậu gây ra. Khi thiên tai xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn, các điều kiện môi trường ngày càng khắc nghiệt hơn, gánh nặng đối với những cộng đồng này càng tăng lên. Tuy nhiên, phụ nữ là người phải chịu gánh nặng nặng nề nhất từ những tác động này, bao gồm cả những tổn thất đáng kể về tài chính.

Biến đổi khí hậu tác động không cân xứng đến phụ nữ nông thôn
NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu

Các nhà khoa học của NASA đã tiết lộ một kế hoạch táo bạo nhằm chống lại biến đổi khí hậu bằng cách thả các hạt băng vào bầu trời. Mục tiêu là phun hàng tấn hạt băng vào tầng khí quyển cao từ các máy bay có độ cao 58,000 feet so với mặt đất, cao hơn 20,000 feet so với các máy bay thương mại.

NASA dự định bơm hàng triệu tấn băng vào bầu khí quyển Trái đất để đối phó với biến đổi khí hậu
Return to top