ClockThứ Bảy, 03/08/2019 14:55

Các phe phái Sudan thống nhất kế hoạch cho chính phủ chuyển tiếp

TTH.VN - Hội đồng quân sự Sudan và liên minh đối lập đã đạt được thỏa thuận về chính phủ chuyển tiếp, chấm dứt thời kỳ hỗn loạn chính trị và an ninh bất ổn kể từ khi quân đội lật đổ nhà lãnh đạo kỳ cựu Omar al-Bashir hồi tháng 4 năm nay.

Nam Sudan - quốc gia “trẻ nhất” tham gia Công ước cấm vũ khí hóa họcUNICEF và các cơ quan đối tác Nam Sudan hỗ trợ 5.000 trẻ em lang thang về với gia đìnhLHQ: 20 triệu người đối mặt với nguy cơ nạn đói ở 4 quốc giaUNICEF cảnh báo gia tăng các dịch bệnh ở Yemen, Nam Sudan, Somalia và SudanEU và Sudan thảo luận cơ chế hợp tác chống khủng bốNam Sudan: Hơn 1 triệu trẻ em phải di dời do xung đột

Người dân Sudan vui mừng trước kết quả đàm phán thành lập chính phủ chuyển giao. Nguồn: AFP

Thỏa thuận được đưa ra sau nhiều tuần đàm phán kéo dài do Liên minh châu Phi và nước láng giềng Ethiopia làm trung gian, trong đó nêu rõ về các phe phái quyền lực và mối quan hệ giữa các cơ quan của chính phủ chuyển tiếp.

Nhà hòa giải của Liên minh châu Phi về vấn đề Sudan Mohamed Hassan Lebatt cho biết đại diện của cả hai bên - các nhóm dân sự ủng hộ nền dân chủ và phe quân đội - sẽ tiếp tục đàm phán về các nội dung chi tiết của thỏa thuận, và các bên vẫn cần thêm thời gian để hiện thực hóa văn kiện này cũng như chuẩn bị thành lập chính phủ chuyển tiếp.

Khi chính phủ chuyển tiếp ra đời, cơ quan cầm quyền hiện tại của Sudan do Tướng Abdel Fattah al-Burhan đứng đầu và cấp phó của ông, Tổng Tư lệnh RSF Mohamed Hamdan Dagalo, sẽ bị giải tán. Sudan sẽ bắt đầu một giai đoạn chuyển tiếp trong ba năm và dự kiến sẽ tổ chức bầu cử sau đó.

Hai điểm mấu chốt tạo ra bất đồng chính là vai trò của Cơ quan Tình báo Sudan và Lực lượng Phản ứng Nhanh (RSF), nhóm bán quân sự mạnh nhất của đất nước.

Theo một dự thảo của tuyên bố chung, cơ quan tình báo sẽ báo cáo với nội các và hội đồng tối cao, cơ quan điều hành đất nước trong thời kỳ chuyển tiếp; trong khi RSF sẽ nằm dưới sự chỉ huy chung của các lực lượng vũ trang.

Trước đó, các bên đã thống nhất Hội đồng tối cao sẽ bao gồm 11 thành viên: 5 sĩ quan được lựa chọn bởi hội đồng quân sự, 5 ủy viên dân sự được lựa chọn bởi Liên minh các Lực lượng Tự do và Thay đổi (FFC) và 1 ủy viên dân sự khác được hai bên đồng tiến cử. Nhà lãnh đạo hội đồng đầu tiên sẽ là người của lực lượng quân đội.

Sự ổn định của Sudan rất quan trọng đối với an ninh của một khu vực đầy biến động trải dài từ vùng Sừng châu Phi đến Libya, nơi luôn diễn ra các cuộc xung đột và tranh giành quyền lực.

Anh Tuấn (Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lũ lụt tại Libya: Số nạn nhân thiệt mạng lên tới 11.300 người

Ngày 15/9, hãng tin AP dẫn thông báo của Tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ Libya cho biết, số người thiệt mạng ở thành phố Derna đã lên tới 11.300 tính đến ngày 14/9 (theo giờ địa phương). Con số thiệt mạng sẽ tiếp tục tăng do vẫn còn khoảng 10.100 người mất tích.

Lũ lụt tại Libya Số nạn nhân thiệt mạng lên tới 11 300 người
Return to top