Thế giới

Các phiên họp của LHQ không đạt tiến triển trong viện trợ cho Syria

ClockThứ Bảy, 04/01/2020 14:44
Theo thống kê của Liên hợp quốc, ước tính có 3 triệu người tại khu vực Idlib được hưởng lợi từ viện trợ. Trong khi phía Syria khẳng định chỉ có khoảng 800.000 người tại đây cần viện trợ.

Khủng hoảng nhân đạo ảnh hưởng đến gần 13 triệu người ở SyriaWHO kêu gọi viện trợ 11 triệu USD để chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người ở SyriaTổng thống Mỹ cắt khoản viện trợ 230 triệu USD mỗi năm cho SyriaEU, Liên Hiệp quốc tìm cách tăng viện trợ cho Syria

Người tị nạn Syria tại thị trấn Dana, đông bắc Syria ngày 23/12/2019. Nguồn: AFP/TTXVN

Ngày 3/1, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã tổ chức các phiên họp về cuộc khủng hoảng nhân đạo xảy ra tại tỉnh Idlib bất ổn ở Syria trong bối cảnh có nhiều lời kêu gọi tiếp tục cho phép viện trợ khẩn cấp qua biên giới.

Hàng viện trợ nhân đạo hiện đang được đưa vào khu vực Tây Bắc Syria, thành trì cuối cùng của phiến quân, thông qua các chốt kiểm soát của Liên hợp quốc tại Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq, mà không được Damascus cấp phép chính thức. Tuy nhiên, biện pháp này dự kiến sẽ hết hiệu lực ngày 10/1 tới. Do đó, các bên chỉ còn 1 tuần để tìm ra giải pháp. Các nguồn tin ngoại giao cho biết hiện các cuộc họp vẫn chưa được tiến triển nào.

Trong phiên họp kín đầu tiên do Anh, Pháp đề xuất, các phái đoàn của Hội đồng Bảo an đã nghe báo cáo tình hình của Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc phụ trách các vấn đề chính trị Rosemary DiCarlo và Phó Tổng Thư ký Lien hợp quốc phụ trách các vấn đề nhân đạo và điều phối cứu trợ khẩn cấp Mark Lowcock. Tuy nhiên, kết thúc cuộc họp, các bên đã không đưa ra được tuyên bố nào.

Trong khi đó, hai phiên họp kín khác được tổ chức để thảo luận về vấn đề viện trợ. Phiên họp thứ nhất có sự tham gia của 5 ủy viên thường trực trong Hội đồng Bảo an gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Phiên họp thứ hai có sự tham gia của 10 ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an, trong đó tất cả đều ủng hộ việc duy trì viện trợ qua biên giới mà không cần sự chấp thuận của Chính phủ Syria.

Theo thống kê của Liên hợp quốc, ước tính có 3 triệu người tại khu vực Idlib được hưởng lợi từ viện trợ. Trong khi phía Syria khẳng định chỉ có khoảng 800.000 người tại đây cần viện trợ.

Đại sứ Liên hợp quốc tại Syria Bashar Jaafari khẳng định hiện chưa có lý do phù hợp nào cho việc viện trợ nhân đạo qua biên giới, nhấn mạnh tất cả mọi viện trợ phải có sự chấp thuận của Damascus. Về tình hình Idlib, ông nhấn mạnh Chính phủ Syria quyết tâm không từ bỏ quyền và nghĩa vụ với tư cách là một nhà nước có chủ quyền nhằm xóa bỏ thành trì cuối cùng của chủ nghĩa khủng bố.

Lực lượng Hayat Tahrir al-Sham (HTS), còn được gọi là Al-Qaeda tại Syria, hiện đang kiểm soát nhiều khu vực tại tỉnh Idlib. Kể từ ngày 16/12/2019, các lực lượng chính phủ Syria đã mở lại chiến dịch quy mô lớn vào vùng nông thôn Đông Nam tỉnh Idlib sau nhiều tháng quân nổi dậy liên tiếp đẩy lùi những mũi tiến công của quân đội chính phủ. Cho đến nay, quân đội Syria đã giải phóng 25 thị trấn và nhiều làng mạc thuộc tỉnh Idlib.

Tháng trước, Hội đồng Bảo an cũng đã triệu tập cuộc họp, trong đó thảo luận về việc gia hạn viện trợ thêm 1 năm qua 4 chốt ở biên giới, với 2 chốt ở Thổ Nhĩ Kỳ và 2 chốt còn lại lần lượt ở Jordan và Iraq. Tuy nhiên, nghị quyết này đã không nhận được sự ủng hộ của Nga và Trung Quốc.

Idlib hiện là nơi trú ngụ của 3 triệu người, trong đó có nhiều người từ khắp các địa phương của Syria tới đây lánh nạn do bạo lực kéo dài nhiều năm qua ở đất nước này.

Theo Tổ chức Giám sát nhân quyền tại Syria (SOHR) có trụ sở tại London, từ giữa tháng 12 đến nay, các cuộc không kích và tấn công tại đạn pháo tại tỉnh này đã khiến gần 80 dân thường thiệt mạng và ước tính có hơn 40.000 người sơ tán lánh nạn trong vài tuần gần đây.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội đồng Bảo an LHQ: “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”

Tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an LHQ về chủ đề “Vai trò của những người trẻ tuổi trong việc giải quyết các thách thức an ninh ở Địa Trung Hải” diễn ra tại Malta, các quan chức chính trị và hòa bình hàng đầu của LHQ đã nhấn mạnh vai trò then chốt của thanh niên trong việc định hình tương lai của xã hội, khẳng định sự cần thiết phải gắn kết thanh niên vào việc ra quyết định về nhiều vấn đề, từ xung đột cho đến biến đổi khí hậu.

Hội đồng Bảo an LHQ “Đầu tư cho thanh niên là đầu tư cho hòa bình”
Giờ Trái đất:
Tắt đèn, hành động vì khí hậu

Phong trào môi trường toàn cầu lớn nhất vừa được tổ chức vào ngày 23/3, khi Liên Hiệp Quốc (LHQ) kêu gọi mọi người trên khắp thế giới tắt đèn để ghi nhớ cuộc khủng hoảng hành tinh trong Giờ Trái đất, trong bối cảnh những người trẻ tìm kiếm cách làm mới để thúc đẩy hành động vì khí hậu.

Tắt đèn, hành động vì khí hậu
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết đầu tiên về AI

Ngày 21/3 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua một nghị quyết mang tính bước ngoặt về việc thúc đẩy các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) "an toàn, bảo mật và đáng tin cậy" để mang lại lợi ích là sự phát triển bền vững cho tất cả mọi người.

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết đầu tiên về AI
Return to top