ClockThứ Hai, 06/05/2019 14:20

Các quốc gia đang phát triển ở Đông Á đang đối diện với nhiều thách thức

TTH.VN - Theo nhận định của các chuyên gia, các nền kinh tế đang phát triển ở Đông Á, bao gồm hầu hết các quốc gia trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với một cuộc chiến khẩn cấp chống lại tăng trưởng toàn cầu chậm chạp, nhất là trong vấn đề thương mại hàng hóa.

Du lịch là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở ASEANWB: Tăng trưởng ở Đông Á và Thái Bình Dương sẽ chậm lạiLượng khách du lịch đến Đông Nam Á ước đạt 155 triệu vào năm 2022Doanh nghiệp Mỹ tự tin về tiềm năng tăng trưởng ở ASEAN

Ảnh minh họa: ITC

Sau thành công của mô hình phát triển “Phép màu Đông Á” kéo dài trong 50 năm qua, chứng kiến hàng trăm triệu người thoát nghèo, các quốc gia nên nhanh chóng tiến hành tự do hóa thương mại dịch vụ và nghiên cứu tạo nên một hệ thống sinh thái hỗ trợ đổi mới, Tiến sĩ Andrew Mason, nhà kinh tế trưởng đảm nhận khu vực Đông Á – Thái Bình Dương của Ngân hàng thế giới (WB) thông tin.

Trả lời báo giới truyền thông trong lần phỏng vấn bên lề hội thảo, nhà kinh tế Andrew Mason nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải cách ngành dịch vụ, cải thiện kỹ năng cho lực lượng lao động...

Khi cải cách ngành dịch vụ, điều cần thiết là các quốc gia nên nhìn xa hơn khía cạnh du lịch, hướng đến các dịch vụ chuyên nghiệp khác như lĩnh vực dịch vụ tài chính và dịch vụ công nghệ thông tin.

“Tăng trưởng trong khu vực được thúc đẩy khá cao nhờ vào sản xuất hường ngoại. Do đó, khi nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, điều này sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu xuất khẩu của các nước”, tờ Straitstimes dẫn lời chuyên gia kinh tế Andrew cho hay.

Tuy nhiên, điểm đáng mừng là mặc dù tăng trưởng thương mại hàng hóa chậm lại, sang thương mại dịch vụ vẫn tiếp tục duy trì được đà phát triển mạnh mẽ và có thể sẽ ngày càng trở thành một phần quan trọng của khu vực.

Ngoài thương mại, các nước đang phát triển ở Đông Á, bao gồm hầu hết các quốc gia ASEAN, trừ Brunei và Singapore, Trung Quốc và Mông Cổ, đều phải đối mặt với nhiều thách thức khác.

Cụ thể, tiến bộ công nghệ nhanh chóng có nguy cơ sẽ thay thế một lượng lớn lao động truyền thống, từ đó khiến tăng trưởng ít trọn vẹn hơn. Sự giàu có đang ngày càng gia tăng cũng đặt ra yêu cầu nặng nề hơn cho chính phủ. Song khu vực hoàn toàn có tiềm năng vượt qua những thách thức này nhờ vào nhiều yếu tố hỗ trợ, trong đó có sức mạnh của chính sách, đường lối quản trị kinh tế hợp lý.

Một ví dụ điển hình là vào năm 2018, khi thế giới bắt đầu xuất hiện nhiều biến động trong môi trường kinh tế, một số quốc gia trong khu vực đã nhanh chóng điều chỉnh chính sách tiền tệ, như điều chỉnh lãi suất hoặc kích thích chính sách tài khóa để chống lại những cơn gió ngược này. Giới chuyên gia cho rằng đây là một điểm khá đặc biệt đối với các nền kinh tế Đông Á và được xem như một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào tăng trưởng bền vững của khu vực.

Nhìn về tương lai, các nước cần tìm kiếm những cơ hội mới, những cơ hội phát triển chưa được khai thác, hoặc khai thác chưa toàn diện. Bên cạnh nhiều mục tiêu khác, không kém phần quan trọng, vai trò của đào tạo, nhất là đào tạo đội ngũ lao động tay nghề cao là điều kiện tiên quyết phải thực hiện được, tiến sĩ Andrew Mason tuyên bố.

Đan Lê (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3

Thị trường trái phiếu bền vững của các nền kinh tế thành viên ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã mở rộng 29,3% trong năm ngoái, vượt xa mức tăng trưởng 21% của thị trường trái phiếu bền vững toàn cầu và khu vực đồng euro, báo cáo mới vừa công bố ngày 21/3 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết.

Thị trường trái phiếu bền vững tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế ASEAN+3
Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024

Theo dự báo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tăng trưởng sản lượng dầu và chất lỏng toàn cầu trong thời gian tới chủ yếu sẽ được thúc đẩy bởi các nước ngoài Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh (OPEC+), dẫn đầu là Mỹ, Guyana, Canada và Brazil, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng tự nguyện của OPEC+.

Các nước ngoài OPEC+ sẽ dẫn đầu tăng trưởng sản lượng dầu năm 2024
TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO):
Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại

Thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi khiêm tốn trong những tháng đầu năm 2024, nhưng có thể dễ dàng bị chệch hướng do các cuộc xung đột khu vực và căng thẳng địa chính trị, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Phong vũ biểu hàng hóa tiếp tục cho thấy đà tăng yếu trong thương mại
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Return to top