Thế giới

Các quỹ đầu tư bền vững lần đầu tiên vượt 1 nghìn tỷ USD

ClockThứ Tư, 12/08/2020 10:29
TTH.VN - Theo số liệu do Công ty Dịch vụ Tài chính Toàn cầu Morningstar biên soạn, các tài sản thuộc sự quản lý của các quỹ tuân thủ những nguyên tắc về môi trường, xã hội và quản lý (ESG) vừa lần đầu tiên vượt ngưỡng 1 nghìn tỷ USD.

Quỹ phục hồi của EU thu hút hơn 1.000 dự án xanh40 triệu chuyên gia y tế thế giới lên tiếng kêu gọi "phục hồi xanh”

Các quỹ đầu tư bền vững đang ngày càng thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư. Ảnh minh hoạ: TTXVN

Số liệu trên được ghi nhận sau khi dòng chảy ròng đạt lên tới 71,1 tỷ USD trong giai đoạn từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, được thúc đẩy bởi sự quan tâm ngày càng tăng của nhà đầu tư đối với các quỹ đầu tư bền vững trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Trong một báo cáo nghiên cứu được công bố vào ngày 11/8, các nhà phân tích tại Ngân hàng Đầu tư đa Quốc gia UBS cho hay: “Các Chính phủ trên khắp thế giới đang tăng cường sự hỗ trợ đối với các dự án xanh trong những năm gần đây, cả thông qua quy định và thông qua chi tiêu tài chính”.

Điều này càng được tăng cường trong bối cảnh đại dịch COVID-19, khi các Chính phủ cam kết sự phục hồi xanh, sẽ tạo thêm động lực cho hoạt động của các công ty thân thiện với môi trường trong những năm tới, các nhà phân tích nói thêm.

Trong một báo cáo được công bố trước đó hồi đầu tháng này, nhà nghiên cứu Morningstar đã chỉ ra 3 yếu tố góp phần cho dòng chảy kỷ lục vào các quỹ ESG trong quý II.

Theo đó, tình trạng gián đoạn do sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19 gây ra đã “nêu bật tầm quan trọng của việc xây dựng các mô hình kinh doanh bền vững và có khả năng phục hồi nhanh dựa trên sự cân nhắc của nhiều bên liên quan”.

Bên cạnh đó, sự tăng trưởng liên tục về số lượng các sản phẩm của quỹ đầu tư bền vững cũng đóng vai trò là chất xúc tác cho các quỹ đầu tư ESG trong những tháng gần đây.

Đáng chú ý, số lượng quỹ sử dụng tiêu chí ESG như một phần quan trọng trong quá trình lựa chọn chứng khoán ở khu vực châu Âu đã tăng lên mức 2.703 vào cuối quý II, tăng từ mức 2.584 trong cuối tháng 3.

Ngoài ra, các nhà quản lý tài sản cũng được cho là đang “xanh hóa” những sản phẩm mà họ cung cấp, bằng cách chuyển đổi 40 quỹ truyền thống thành quỹ bền vững trong khoảng thời gian 3 tháng, tính đến cuối tháng 6 vừa qua. Morningstar cho biết, 30 quỹ trong số những quỹ này đã được đổi tên.

Thanh Ngân (Lược dịch từ CNBC)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững

Tiếp tục phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm phát triển toàn diện và đồng bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, trồng rừng, khai thác, chế biến lâm sản... trên cơ sở huy động mọi nguồn lực xã hội, góp phần tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.

Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững

A Lưới tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kết nối vùng phục vụ dân sinh, sản xuất. Ưu tiên phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới (NTM), nâng cao đời sống của người dân.

A Lưới xây dựng nông thôn mới bền vững
Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững

Lần thứ 3 liên tiếp TP. Huế đạt giải thưởng Thành phố Du lịch sạch ASEAN là cơ hội để du lịch Huế tiếp thị hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch. Với nhiều giải pháp mà tỉnh đặt ra, giữ vững thương hiệu thành phố du lịch sạch cũng đồng nghĩa với việc gắn tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững.

Tăng trưởng mạnh mẽ, hài hòa với các tiêu chí bền vững
Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới

Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế-xã hội; liên quan trực tiếp các cân đối lớn của nền kinh tế, thị trường lao động và đời sống người hưởng lương. Ðây là nguồn lực, là động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước, góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, trong sạch, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Giải pháp thực hiện bền vững chính sách tiền lương mới
Return to top