ClockThứ Hai, 13/07/2020 15:26

Các tổ hòa giải cơ sở hòa giải thành công trên 80% vụ, việc

TTH.VN - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cho biết như vậy tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về “Công tác dân vận trong hoạt động hòa giải ở cơ sở” do Ban Dân vận Trung ương, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân Tối cao và Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp phối hợp tổ chức sáng 13/7.

Ký kết Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật và hòa giải cơ sở giai đoạn 2019-2023Nâng cao năng lực đội ngũ hòa giải viên ở cơ sởDân vận khéo ở Quảng PhúGiải quyết tốt vấn đề từ cơ sởHòa giải thành công 80% vụ việc ở cơ sở

 

Các đại biểu tham dự tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai chủ trì tại điểm cầu Trung ương. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bùi Thanh Hà chủ trì tại điểm cầu Thừa Thiên Huế.

Khai mạc hội nghị, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai cho biết, từ năm 2014-2019, các tổ hòa giải cơ sở trên cả nước đã tiến hành hòa giải 875.312 vụ, việc; trong đó, hòa giải thành công 707.945 vụ, việc (đạt tỷ lệ 80,9%); hòa giải không thành 167.367 vụ, việc.

Số lượng các vụ, việc không phải đưa ra giải quyết tại cơ quan Nhà nước đã tiết kiệm được thời gian, công sức, tiền của cho Nhân dân; giảm tải công việc cho các cơ quan tư pháp và giảm bớt gánh nặng chi tiêu cho ngân sách. Hòa giải là để giải quyết xích mích giữa các cá nhân, gia đình trong cộng đồng dân cư…

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đã đạt được của công tác hòa giải trong thời gian qua.

Đồng thời khẳng định, hòa giải là việc làm đúng đắn và rất cần thiết; góp phần giải quyết kịp thời, tận gốc các mâu thuẫn, tranh chấp trong gia đình, cộng đồng; giữ gìn đoàn kết, ổn định và đồng thuận xã hội; hạn chế vi phạm pháp luật, tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; giảm áp lực cho các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.

“Tuy nhiên, vẫn còn gần 20% số vụ hòa giải chưa thành công, nhất là trong cuộc sống hàng ngày, từ trong gia đình, cơ quan, tổ chức đến ngoài xã hội. Để việc hòa giải được hiệu quả, kết quả tốt hơn, cần có cách thức giải quyết sao cho dung hòa được lợi ích giữa cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức và xã hội.

Mỗi cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, phải tự coi mình là một hòa giải viên”, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn chỉ đạo.

Muốn vậy, trách nhiệm của bí thư, chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và tại mỗi khu dân cư phải giải quyết mâu thuẫn thấu tình đạt lý ngay từ cơ sở. Như vậy, Luật Hòa giải ở cơ sở; Nghị quyết của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị; Nghị định của Chính phủ và các hướng dẫn của các ban, bộ, ngành, đoàn thể về hòa giải mới luôn được phát huy.

Tại Thừa Thiên Huế, thời gian qua, nhiều vụ việc được hòa giải thành công nhờ vào vai trò của lực lượng nòng cốt, người tiêu biểu, có uy tín ở cộng đồng dân cư, nhất là đội ngũ già làng, trưởng bản, người am hiểu về pháp luật.

Nhờ vậy, mối đoàn kết luôn được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được kiểm soát; đời sống Nhân dân không ngừng tăng lên.

Tin, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hòa giải, đối thoại tại tòa án mang lại nhiều lợi ích

Sau 3 năm thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án (HGĐTTTA), tòa án nhân dân (TAND) 2 cấp đã chú trọng xây dựng, lựa chọn, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên (HGV) là những thẩm phán, thư ký có kinh nghiệm trong tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện của đương sự, nên hiệu quả mang lại khá cao, góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội tại địa phương.

Hòa giải, đối thoại tại tòa án mang lại nhiều lợi ích
47 năm thống nhất đất nước: Hòa hợp và lợi ích dân tộc cốt lõi

Ngày 30 tháng 4 năm 1975 đưa đất nước Việt Nam bước vào một kỷ nguyên mới - độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tròn 47 năm thống nhất đất nước cũng là chừng ấy thời gian Đảng, Nhà nước ta đẩy mạnh chính sách hòa hợp, hòa giải dân tộc, xóa bỏ mặc cảm, định kiến, phân biệt đối xử do quá khứ hay thành phần giai cấp; xây dựng tinh thần cởi mở, tôn trọng, thông cảm, tin cậy lẫn nhau, cùng hướng tới tương lai.

47 năm thống nhất đất nước Hòa hợp và lợi ích dân tộc cốt lõi
Return to top