ClockChủ Nhật, 03/12/2017 15:17

Cách giúp trẻ phục hồi sau sang chấn tâm lý do thiên tai

TTH.VN - Trong bất kỳ nền văn hoá nào, trẻ em bị ảnh hưởng bởi thiên tai sẽ phải chịu đựng những căng thẳng và lo lắng. Tuy nhiên, có nhiều bậc phụ huynh còn chưa để ý đến điều này. Trong những lúc gặp thiên tai, trẻ có thể bị buộc phải sống ở nơi ở tạm thời và trải nghiệm nhiều thay đổi đối với thói quen thông thường và các mối quan hệ xã hội. Ngoài ra, rất nhiều tài sản quý giá của gia đình và đối với trẻ - bao gồm cả vật nuôi gia đình - có thể bị mất đi hoặc hư hỏng mãi mãi.

Rất nhiều người dân của làng Sukadana, trong đó có nhiều trẻ em đang chờ được sơ tán khỏi khu vực bị ảnh hưởng bởi núi lửa Agung, Bali, Indonesia. Ảnh: Reuters

Đối với nhiều trẻ em, điều này có thể dẫn đến mức độ lo lắng và chấn thương tâm lý cao, khiến có thể dẫn đến những thay đổi về hành vi của trẻ, có thể bao gồm những việc như nóng giận, cáu gắt, mất ngủ, ăn mất ngon và tự kỷ.

Với bất kỳ loại thiên tai nào - từ lũ lụt, động đất, tuyết lở đến sóng thần - điều quan trọng là gia đình và những người tiếp xúc thường xuyên với trẻ cần hỗ trợ và cho trẻ một nơi để phục hồi sau những sự kiện kinh hoàng này.

Sau đây là 5 lời khuyên của Tiến sĩ Florence Halstead - nhà nghiên cứu Địa lý Nhân văn, Đại học Hull của Anh, đăng tải trên tờ The Conversation.

1. Khuyến khích trẻ trò chuyện

Những trẻ em vốn là nạn nhân của lũ lụt thường nói rằng gia đình và trường học của chúng không lắng nghe những gì chúng đã phải trải qua, những lo lắng hay những vấn đề của chúng. Trẻ cũng nói rằng chúng không muốn những lo lắng này của chung trở thành gánh nặng cho gia đình và thầy cô giáo.

Ngay cả khi con của bạn có vẻ ổn, hãy cho trẻ biết rằng cảm xúc của chúng là quan trọng đối với bạn và hãy lắng nghe tiếng nói của trẻ. Khi trẻ có cơ hội để nói về cảm xúc và trải nghiệm của mình, chúng thường hồi phục nhanh hơn.

Điều quan trọng là cha mẹ nên cố gắng dành thời gian với con cái trong giai đoạn này - chơi trò chơi và bầu bạn với nhau. Cha mẹ cũng nên nói chuyện với giáo viên của con cái và cập nhật cho thầy cô giáo biết về tình hình của trẻ và cần họ nhận thức được những gì trẻ đã phải trải qua.

2. Cho trẻ tham gia vào việc dọn dẹp

Các nghiên cứu liên quan cho thấy trẻ em tham gia vào quá trình dọn dẹp và phục hồi sau thiên tai thì sẽ có một cảm giác tốt hơn về tình hình và trải nghiệm ít sang chấn tâm lý hơn. Trẻ không cần phải làm những công việc dọn dẹp to tát, mà chỉ cần bất cứ điều gì bạn nghĩ rằng con bạn có khả năng làm được.

Cho trẻ tham gia vào việc dọn dẹp và phục hồi sau thiên tai là cách tốt để trẻ có các cảm xúc ổn định và tích cực hơn. Ảnh: Dailymail.co.uk

Không chỉ tham gia vào việc hỗ trợ gia đình dọn dẹp, phục hồi, bạn có thể cho trẻ tham gia vào các công việc chung của cộng đồng, hay của hàng xóm. Điều này sẽ giúp trẻ loại bỏ các cảm xúc tiêu cực với thiên tai và thay vào đó là những cảm xúc tích cực về tinh thần tương thân tương ái và sự vui vẻ khi được giúp đỡ ai đó.

3. Nhận thức rằng trẻ đang gặp khó khăn về tâm lý

Theo dõi hành vi của con trẻ để xem chúng có những hành vi bất thường không. Cố gắng không la mắng con của bạn về những thay đổi trong hành vi và thay vào đó hãy nói chuyện với trẻ về những cảm xúc và suy nghĩ của chúng về những gì đã xảy ra.

Điều quan trọng là theo dõi hành vi của chính bạn và những cuộc trò chuyện giữa người lớn xảy ra xung quanh con bạn. Cần nhớ rằng bạn chính là người dẫn dắt con của bạn vượt qua giai đoạn khó khăn này và do đó khả năng giữ bình tĩnh và ứng phó của bạn sẽ ảnh hưởng đến khả năng ổn định tâm lý của con bạn. Bạn nên cố gắng không nói bất cứ điều gì có thể khiến con bạn sợ hãi. Bạn có thể thừa nhận với con rằng tình hình hiện nay có thể chưa ổn lắm nhưng sắp tới mọi thứ sẽ tươi sáng và tích cực.

Hãy cho trẻ biết rằng chúng được an toàn và được yêu thương. Hãy trấn an trẻ rằng không chỉ trẻ mà những người bạn của chúng cũng đang an toàn - bạn có thể nói điều gì đó kiểu như "gia đình bạn của con sẽ chăm sóc các bạn ấy giống như ba mẹ đang chăm sóc con".

4. Cho trẻ biết một số thông tin/kiến thức

Nếu chuyện này đã xảy ra một lần, thì có thể nó lại xảy ra lần nữa. Trước tiên, có thể bạn sẽ cần phải tự nâng cao kiến thức cho bản thân một chút, nhưng chắc ai cũng có thể dạy con mình về nguyên nhân của các loạithiên tai như lũ lụt. Các kiến thức này sẽ giúp trẻ bớt bị hoang mang và bất an ơn nếu phải đối mặt với thiên tai một lần nữa. Bạn cũng nên dạy con một số việc nên làm và không nên làm khi bị lũ lụt, cũng như biết cách tự bảo vệ mình trong những trường hợp như vậy. Và cuối cùng, có lẽ các thành viên nên cùng nhau bàn thảo và lên một kế hoạch ứng phó cho gia đình nếu lại có thiên tai xảy đến.

Cố gắng cho trẻ giữ liên lạc và trò chuyện với bạn bè sẽ làm cho trẻ bớt bất an. Ảnh: Listenlovelearn.com

5. Cố gắng duy trì các thói quen hằng ngày

Cố gắng duy trì nhiều thói quen tích cực trong cuộc sống của con bạn càng tốt. Điều này có thể khó khăn nếu bạn phải di chuyển chỗ ở tạm thời hoặc nếu trường của trẻ không mở cửa, nhưng bằng cách duy trì một số thói quen mà bạn có thể kiểm soát - như bữa ăn và thời gian ngủ - bạn có thể mang lại cho trẻ cảm giác an tâm cao hơn. Điều này sẽ giúp làm giảm bất kỳ sự lo lắng hay sự không vui nào đó của trẻ, chẳng hạn do bị mất hết đồ chơi hoặc trường vẫn đóng cửa. Bằng cách này, hãy cố gắng giữ cho con của bạn liên lạc, trò chuyện với bạn bè, đặc biệt là nếu trường vẫn nghỉ học hoặc nếu trẻ hoặc bạn của trẻ phải di chuyển đi ở nơi khác.

Thế Vĩnh (Lược dịch từ The Conversation)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên

Aon, công ty dịch vụ chuyên nghiệp hàng đầu thế giới, vừa công bố Báo cáo Khí hậu và Thảm họa năm 2024, trong đó xác định các xu hướng thiên tai và khí hậu trên toàn cầu và ở châu Á-Thái Bình Dương, giúp các doanh nghiệp đưa ra quyết định tốt hơn nhằm quản lý sự biến động và tăng cường khả năng phục hồi.

Châu Á-Thái Bình Dương thiệt hại kinh tế 65 tỷ USD do các thảm họa tự nhiên
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1.000 nữ nông dân

Ngày 21/3, Ban điều hành Dự án phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã khó khăn đã tổ chức tập huấn cho 170 người ở xã Phú Diên, Phú Vang. Hoạt động có sự tham gia, giám sát của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cán bộ dự án Oxfam, giảng viên trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện.

Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1 000 nữ nông dân

TIN MỚI

Return to top