ClockThứ Hai, 20/06/2016 14:19

Cách làm tạo nên chuyển biến

TTH - Huyện miền núi A Lưới có gần 80% là dân tộc thiểu số và công tác phát triển hội viên phụ nữ đạt tỷ lệ khá cao, gần 80%với nhiều cách làm hay.

Đến Hội LHPN xã Hồng Quảng (huyện A Lưới) nhắc đến công tác thu hút hội viên, cán bộ cũng như hội viên ở đây đều nghĩ ngay đến mô hình phụ nữ giúp nhau ngày công đang được các chi hội áp dụng. Theo các chị, trừ người già không còn sức lao động, còn lại hầu hết phụ nữ làm nông có độ tuổi từ 30 -50 đều tham gia các tổ phụ nữ giúp nhau ngày công.

Chị Hồ Thị Tanh, Chủ tịch Hội LHPN xã Hồng Thượng dẫn chứng: “Để trồng một nương ngô, nương sắn hay phát cỏ một nương keo, nếu làm một mình phải mất 3-4 ngày mới hoàn thành, nay có mô hình đổi công, mỗi tổ 15 – 20 chị tập trung lại, nay làm cho chị này, mai làm cho chị khác, vừa làm vừa chuyện trò, loáng cái là xong, vì vậy ai cũng thích tham gia”. Hình thức đổi công này không chỉ mang lại năng suất trong công việc mà còn tạo điều kiện cho các chị gần gũi và đoàn kết với nhau hơn.

Chị Hồ Thị Nôn, Tổ trưởng Phụ nữ tổ 4 kể, khi mới thành lập, các nhóm giúp nhau ngày công miễn phí nhưng sau đó muốn có kinh phí xây dựng quỹ, các thành viên quyết định thu mỗi ngày công 50 ngàn đồng, những thành viên có hoàn cảnh khó khăn, tổ tình nguyện giúp không. Ngoài ra tổ còn nhận ngày công của người dân trong thôn khi họ có nhu cầu. Số tiền thu được dùng nộp hội phí, đóng góp Quỹ “Mái ấm tình thương”, Quỹ học bổng Nguyễn Thị Định..., còn lại dùng để sinh hoạt, cho nhau vay xoay vòng để phát triển kinh tế. “Không phải làm nương, làm rẫy một mình, không phải bỏ tiền túi nộp hội phí, lại được vay vốn khi cần thiết nên ai cũng thích khi tham gia vào tổ phụ nữ giúp nhau ngày công”, hội viên Hồ Thị Lơ nói. Không chỉ Hồng Quảng, mô hình tổ phụ nữ giúp đỡ ngày công đã được nhân rộng trên nhiều xã khác của huyện A Lưới như A Ngo, A Đớt, A Roàng....

Mô hình chúng tôi lưu tâm là phong trào bóng chuyền của Hội LHPN xã Hồng Thượng, Hội LHPN thị trấn A Lưới…. Chị Hồ Thị Lợi, Chủ tịch Hội LHPN xã Hồng Thượng chia sẻ: “Công việc nhà được chồng san sẻ nên sau giờ làm việc các chị có nhiều thời gian rảnh. Để tạo sân chơi cho chị em hội đã thành lập đội bóng chuyền nữ, từ một đội ở thôn 7, nay phát triển lên thành 7 đội. Chào mừng Đại hội Hội LHPN xã vừa rồi, hội đã tổ chức giải bóng chuyền nữ liên thôn thu hút nhiều hội viên tham gia”.

Chị Lê Thị Quỳnh Tường, Chủ tịch Hội LHPN huyện A Lưới cho biết: Để chị em gắn bó, xem hội là điểm đến của phụ nữ thì cán bộ hội phải là những “chủ nhà” niềm nở, thân thiện. Vì vậy, cán bộ phụ nữ từ huyện đến cơ sở đều dành thời gian về thôn, bản tuyên truyền vận động hội viên các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như các nhiệm vụ phong trào của hội. Tuyên truyền, vận động một lần chưa được thì hai lần, ba lần. Nói tiếng Kinh chị em chưa hiểu thì chúng tôi nói tiếng của đồng bào. Cùng với công tác tuyên truyền, chúng tôi triển khai giúp đỡ cây giống, con giống, tạo điều kiện giúp chị em vốn vay phát triển kinh tế. Khi thấy được quyền lợi của mình, các chị sẽ tự nguyện tham gia. “Vất vả cực nhọc là điều không tránh khỏi, song mỗi lần tổng kết thấy tỷ lệ hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ ngày càng giảm, nhiều cặp vợ chồng trước đây thường xuyên xảy ra bạo lực nay đã có cuộc sống êm ấm, hạnh phúc, tỷ lệ hội viên tích cực tham gia phong trào hội ngày càng tăng... thì sự vất vả đó chẳng thấm vào đâu”, chị Tường bộc bạch.

Tuấn Khoa

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Làm giàu từ ruộng vườn

Mảnh vườn xanh tốt, cây trái trĩu quả; vườn lá dong ngút ngàn... đó là thành quả của chị Nguyễn Thị Liên, sinh năm 1965, hội viên phụ nữ xã Hương Toàn, TX. Hương Trà có được để kinh tế gia đình ổn định, nuôi con cái ăn học tới nơi tới chốn.

Làm giàu từ ruộng vườn
Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý

UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch về thực hiện Đề án “Hỗ trợ HTX do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, phụ nữ, góp phần thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế và bình đẳng giới.

Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ quản lý
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ
Đồng hành cùng chi hội trưởng

Đề xuất tăng phụ cấp cho chi hội trưởng (CHT), đổi mới các phong trào để thu hút hội viên, cùng các CHT nắm bắt tình hình, hoàn cảnh chị em để có cách giúp đỡ hợp lý, kịp thời... là cách mà hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) các cấp và chính quyền địa phương đồng hành cùng các CHT trong việc xây dựng và phát triển phong trào phụ nữ trên toàn tỉnh.

Đồng hành cùng chi hội trưởng
Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng

Sự bùng nổ của công nghệ thông tin đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ làm kinh tế. Tuy nhiên, họ cũng chính là những nạn nhân của các vụ lừa đảo trên không gian mạng bởi chính sự nhẹ dạ, cả tin và thiếu kiến thức trong ứng dụng công nghệ số.

Để phụ nữ an toàn trên không gian mạng
Return to top