ClockThứ Năm, 27/02/2020 17:18

Cách ly, cách ly ngay lập tức

TTH.VN - Chuyện về một nữ hành khách trở về từ vùng dịch qua sân bay Tân Sơn Nhất khoe cách trốn cách ly chưa lắng thì ở miền Trung lại xuất hiện một nam bệnh nhân bất hợp tác tương tự.

COVID-19 đang ảnh hưởng đến 48 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giớiPhòng, chống dịch Covid-19: Tuyệt đối không lơ là, chủ quanKhai báo y tế và theo dõi sức khỏe của du khách Hàn Quốc đến Huế

Hiện nay, Khoa Bệnh Nhiệt đới (Bệnh viện Trung ương Huế) đang cách ly điều trị cho một nam bệnh nhân (trú tại Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình).

Từ yếu tố dịch tễ và biểu hiện lâm sàng, bệnh nhân đã được làm xét nghiệm COVID-19. Sáng 27/2, kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Trung ương Huế cho thấy, bệnh nhân âm tính với COVID-19. 

Ngay từ đầu, nam bệnh nhân không chủ động khai báo với hệ thống y tế về yếu tố dịch tễ của bản thân khi vừa trở về từ Daegu, Hàn Quốc. Sự thiếu hợp tác đó đã gây  khó khăn cho hệ thống y tế phòng dịch các cấp. Đồng thời, gây nguy hiểm cho người thân trong gia đình và cộng đồng trước những diễn biến vô cùng phức tạp của COVID-19.

Khu vực cách ly của Bệnh viện Trung ương Huế

Từ trường hợp của cô gái ở sân bay Tân Sơn Nhất và nam bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế cho thất, trong khi cả hệ thống chính trị và cộng đồng của Việt Nam đang tham gia cuộc chiến chống dịch COVID-19 một cách khẩn trương, quyết liệt, vẫn còn một bộ phận người dân tự tách mình, coi nhẹ chiến thuật cách ly và không chủ động hợp tác với các cơ quan y tế.

Tính đến trưa 27/2, toàn thế giới đã có 82.147 người mắc COVID-19, 2.801 người tử vong. Tại Việt Nam, 16 người dương tính với COVID-19 đều đã được điều trị khỏi. Từ ngày 13/2, cả nước chưa ghi nhận ca nhiễm mới.

Tuy vậy, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang tiếp tục có những diễn biến mới, phức tạp và khó lường, Bộ Y tế đã “lệnh” các đơn vị trực thuộc trên toàn quốc tuyệt đối không chủ quan. Đồng thời, coi việc phải khống chế được dịch là nhiệm vụ trọng tâm, căn bản không để ai nhiễm bệnh mà không được biết tới. Qua đây để thấy, ngành y tế nói riêng và cả hệ thống chính trị của Việt Nam nói chung, có sớm chống chế được dịch, chặn được dịch một cách thành công hay không, thì rất cần có sự hợp tác tích cực của cộng đồng, của mỗi người dân.

Trong một hội nghị trực tuyến toàn quốc của ngành y tế, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh: “Nếu nói cuộc chống dịch này như một cuộc chiến, thì đến thời điểm này chúng ta đã thắng chiến dịch mở màn, nhưng chưa thắng cả cuộc chiến. Tình hình sẽ còn thay đổi rất khó lường, nhưng điều quan trọng là chúng ta có lòng tin, bám sát 5 phương châm đã được đúc kết qua các đợt chống dịch trước đây, gồm: Ngăn chặn và ngăn chặn triệt để. Phát hiện và phát hiện sớm nhất. Cách ly và cách ly ngay lập tức. Khoanh vùng và khoanh vùng thật gọn. Dập tắt và dập tắt triệt để”.

Bài học mà Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định là thông điệp cụ thể và ý nghĩa, để mỗi người dân Việt Nam hiểu, chia sẻ và chủ động tham gia cuộc chiến như một chiến binh thực sự.

Bài: Đồng Văn; ẢnhĐại Nhân,  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Trà, tiếp nhận 319 đơn vị máu đợt 3

Ngày 4/4, Hội Chữ thập đỏ thị xã Hương Trà phối hợp với Trung tâm Huyết học truyền máu – Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện đợt 3 năm 2024.

Hương Trà, tiếp nhận 319 đơn vị máu đợt 3
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Return to top