ClockThứ Tư, 09/06/2021 10:58

Cách tự chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ ô tô tại nhà

Bằng cách tự chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ chiếc xế của bạn tại nhà, bạn sẽ tiết kiệm được đáng kể chi phí bảo dưỡng. Đồng thời, nếu sau này bạn có ý định bán lại để lên đời xe, xe của bạn chắc chắn sẽ được giá tốt hơn.

Mỗi bộ phận của một chiếc xe ô tô đều có tuổi thọ cũng như thời gian sử dụng khác nhau. Vì thế, người dùng nên kiểm tra thường xuyên để tránh hư hỏng phát sinh ngoài ý muốn và đảm bảo an toàn khi sử dụng xe.

Đối với một chiếc xe ô tô cũ với số km cao cùng thời gian dài sử dụng, người dùng cần lưu ý tới các bộ phận sau:

·       Dầu

·       Lốp

·       Cửa, kính chắn gió, cần gạt nước

·       Nội thất bao gồm cả dây an toàn

·       Phanh, động cơ

·       Nước làm mát động cơ

·       Vệ sinh buồng đốt

·       Hệ thống đèn chiếu sáng

Trên thực tế, qua khảo sát hàng loạt ô tô được vận hành, sử dụng trong điều kiện khí hậu, đường xá tại Việt Nam thì các bộ phận trên là dễ hao mòn và hư hỏng nhất.

Kiểm tra dầu

Thay dầu xe thường xuyên giúp làm sạch động cơ để hoạt động hiệu quả hơn. Dầu có độ nhớt động học cao giúp kéo dài tuổi thọ xe. Đối với những xe ô tô mới, bạn chỉ cần làm theo khuyến cáo của nhà sản xuất và thay dầu định kỳ. Nhưng đối với ô tô cũ có quãng đường đi lớn, thời gian thay dầu định kỳ sẽ khác hơn.

Trước khi bắt đầu thay dầu, khởi động xe và để xe chạy trong vài phút để làm ấm. Tắt máy và kiểm tra mực dầu bằng que thăm dầu để biết có nên thêm dầu hay thay mới.

Kiểm tra lốp

Nhà sản xuất và chuyên gia đều khuyến cáo rằng khi xe ô tô đã đi được từ 40.000km đến 50.000km, lốp xe sẽ gặp những thay đổi về mặt kỹ thuật. Khi đã chạm mốc này, chủ xe nên thay lốp để đảm bảo độ an toàn cho xe.

Người dùng cũng nên thường xuyên kiểm tra lốp bằng cách đo áp suất và bơm áp suất theo quy định của nhà sản xuất. Lốp xe là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với mặt đường. Vì vậy, sau một thời gian sử dụng sẽ dễ bị ăn mòn. Lốp không được bơm đủ căng sẽ dễ gặp tình trạng mòn, hoặc nặng hơn là gẫy nứt dẫn đến xe di chuyển ì ạch, hoặc thậm chí gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe.

Cửa, kính chắn gió, cần gạt nước

Bạn nên kiểm tra định kỳ hệ thống cửa và kính để có thể sớm thay thế các bộ phận bị hỏng. Chỉ cần kính chắn gió xuất hiện 1 lỗ hổng hay 1 vết nứt cũng có thể gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe. Cần làm sạch kính chắn gió thường xuyên bằng cách sử dụng dung dịch tẩy rửa. Đối với cần gạt nước, cần thay mới sau 1 năm đến 1 năm rưỡi sử dụng do bộ phận này đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch kính lái.

Khi sử dụng xe, nếu phát hiện tiếng kêu, cần gạt rung lắc mạnh hoặc gạt không sạch, người dùng nên kiểm tra lại lưỡi cao su. Thời tiết nóng ẩm tại Việt Nam có thể khiến phần lưỡi cao su dễ bị biến dạng, bào mòn. Các chốt nối của cần gạt cũng dễ bị gỉ sét.

Nội thất

Người dùng cần để ý tới dây an toàn của xe. Dây an toàn sạch sẽ không làm mất thẩm mỹ nội thất xe. Đồng thời kiểm tra dây thường xuyên sẽ đảm bảo độ chắc chắn. Nên thay thế dây nếu dây bị hao mòn, không thể tiếp tục sử dụng. Còn nếu dây chỉ bị bẩn thì có thể vệ sinh bằng dung dịch tẩy rửa thông thường cho xe. Tránh sử dụng các chất quá mạnh, sẽ dễ làm mài mòn dây đeo.

Hút bụi và làm sạch nội thất xe một cách cẩn thận sử dụng dụng cụ và hóa chất chuyên dụng cho xe ô tô để tránh làm hỏng các bộ phận bên trong xe.

Bạn cũng nên khử mùi không gian bên trong ô tô để mang lại cảm giác dễ chịu cho mỗi hành trình.

Vệ sinh buồng đốt

Người dùng nên vệ sinh buồng đốt khi phát hiện ra các muội than tích tụ trên đỉnh piston, xupap. Nếu không vệ sinh sẽ dễ dẫn đến hỗn loạn trong buồng đốt, gia tăng tỉ số nén, và gây ảnh hưởng đến động cơ.

Nước làm mát động cơ

Nước làm mát động cơ là cầu nối giữa động cơ với két làm mát. Có nghĩa là một chiếc xe ô tô không thể hoạt động ổn định và bền bỉ được nếu không có nước làm mát.

Bạn nên sục két nước và thêm nước làm mát ít nhất 2 năm 1 lần. Sau 40km, bạn nên thay mới nước làm mới. Bạn có thể kiểm tra mực nước trong khoang bằng cách mở nắp khoang khi động cơ đang nguội.

Hệ thống đèn chiếu sáng

Tài xế nên kiểm tra hệ thống đèn chiếu sáng trước mỗi chuyến đi bằng cách bật pha, cốt, đạp phanh hoặc nhờ người ở ngoài quan sát.

Chu kỳ thay bóng đèn là 2 năm 1 lần. Nên lưu ý nếu thay bóng đèn không cẩn thận có thể dẫn đến đèn xe hoạt động không chính xác. Nếu không tự tin, bạn nên mang xe ra gara để thợ xem giúp.

Nguồn: Oto.com.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân

Đảng, Nhà nước hết sức quan tâm đến công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, coi nghề y là nghề đặc biệt. Đây là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đề cập. Tư tưởng đó phản ánh chiều sâu nhân văn của chế độ XHCN, dễ hiểu, dễ làm theo.

Học Bác về bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe Nhân dân
THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Cắt cánh mũi là gì? Nên thực hiện khi nào? Chăm sóc ra sao?

Cắt cánh mũi là một thủ thuật thẩm mỹ phổ biến nhằm điều chỉnh kích thước mũi, giúp dáng mũi hài hòa với tổng thể khuôn mặt. Vậy cắt cánh mũi là gì? Khi nào nên áp dụng cắt cánh mũi? Chăm sóc ra sao? Giải đáp chi tiết băn khoăn trong nội dung dưới đây.

Cắt cánh mũi là gì Nên thực hiện khi nào Chăm sóc ra sao
Ấn Độ một lần nữa trở thành thị trường ô tô lớn thứ 3 thế giới

Tạp chí Nikkei Asia ngày 13/1 cho hay, doanh số bán ô tô mới ở Ấn Độ vào năm 2023 đã tăng trưởng 7% so với một năm trước đó lên mức 5.079.985 chiếc, khi quốc gia này giữ vị trí thứ 3 về quy mô thị trường toàn cầu. Đây là vị trí đứng trước Nhật Bản, nhưng đứng sau Trung Quốc và Mỹ, trong năm thứ 2 liên tiếp.

Ấn Độ một lần nữa trở thành thị trường ô tô lớn thứ 3 thế giới

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top