ClockChủ Nhật, 28/02/2016 06:24

Cải cách cơ cấu của G20 có thể khó thực hiện

TTH.VN - Việc thực hiện các cải cách cơ cấu - một chủ đề chính trong cuộc thảo luận tại Hội nghị thượng đỉnh 20 nước phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Thượng Hải, sẽ là một thách thức không dễ thực hiện, Bộ trưởng Tài chính Singapore Heng Swee Keat ngày hôm qua (27/2) nhận định.

G20 đối mặt với nhiều thách thức trong hội nghị tại Thượng HảiLãnh đạo G20 hy vọng sẽ ổn định kinh tế toàn cầuG20: Không thể tăng trưởng cân bằng chỉ với chính sách tiền tệ

Quan chức cấp cao các nước tham dự diễn đàn tại Hội nghị G20 ở Thượng Hải, Trung Quốc ngày 26/2/2016. Ảnh: AP.

"Một số nhóm người nhất định sẽ bị ảnh hưởng bởi những thay đổi. Những cải cách có xu hướng khó thực hiện hơn và đó là lý do tại sao nhiều chính sách cơ cấu không được theo đuổi đến cùng", ông Heng phát biểu bên lề hội nghị thượng đỉnh hàng năm của G20. "Các cuộc họp đã dành ra rất nhiều thời gian để thảo luận về cách thức nhằm đảm bảo các chính phủ thực hiện các chính sách nâng cao tiềm năng tăng trưởng dài hạn", ông cho biết thêm.

Mặc dù Singapore không phải là một thành viên của G20, nhưng Bộ trưởng Tài chính Heng đã được mời tham dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc ngân hàng của G20 năm này, cùng với các quan chức thuộc Bộ Tài chính và Cơ quan tiền tệ Singapore.

Tại hội nghị thượng đỉnh vừa kết thức hôm qua, các nhà lãnh đạo từ 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới thừa nhận sự cần thiết rằng "tất cả các công cụ chính sách có sẵn" phải được sử dụng nhằm giải quyết vấn đề tăng trưởng chậm hiện nay trên toàn cầu.

Cải cách cơ cấu, trong đó liên quan đến các biện pháp như giảm trợ giá xăng dầu và trợ cấp thất nghiệp, được đẩy lên như một trong những lĩnh vực của các công cụ chính sách có thể được triển khai, thay vì chỉ dựa vào kích thích tiền tệ.

Bên cạnh đó, G20 cũng liệt kê thêm nguy cơ Anh rời khỏi Liên minh châu Âu ("Brexit") và cuộc khủng hoảng người tị nạn đang leo thang vào danh sách dài các mối nguy hiểm cho nền kinh tế thế giới. Theo các quan chức, "Brexit" vốn không nằm trong bản dự thảo ban đầu của thông cáo G20, nhưng đã được bổ sung sau đó do sự kiên quyết của Anh.

Ngoài ra, các nước lớn cũng nhất trí sẽ thông báo cho nhau trước về quyết định chính sách có thể dẫn đến sự phá giá các đồng tiền.

Theo người đứng đầu Nhóm các Bộ trưởng Tài chính Khu vực sử dụng đồng euro (Eurogroup) Jeroen Dijsselbloem, quyết định trên được thúc đẩy do những lo ngại của một số lãnh đạo tài chính G20 về khả năng phá giá cạnh tranh tại Nhật Bản hoặc Trung Quốc.

Trước những bất ổn kéo dài của một Trung Quốc đang phát triển chậm, Bộ trưởng tài chính Heng cho biết, trong cuộc gặp với các nhà lãnh đạo Trung Quốc, các quan chức nước này đã tiết lộ một loạt các biện pháp được thực hiện để củng cố tăng trưởng, tuy nhiên, vẫn còn những rủi ro liên quan.

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng trưởng 6,9% trong năm 2015, mức thấp nhất trong 25 năm qua.

Bảo Nghi (Lược dịch từ CNA & News.usa)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

IMF nâng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2023 và 2024

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 7/11 đã nâng dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội năm 2023 của Trung Quốc lên 5,4% từ mức 5% được đưa ra trước đó, nhờ kết quả hoạt động tốt hơn kỳ vọng. Tuy nhiên, IMF vẫn dự đoán nền kinh tế nước này sẽ chậm lại trong năm tới.

IMF nâng dự báo tăng trưởng GDP của Trung Quốc năm 2023 và 2024
Nhiều kỳ vọng đặt vào Hội nghị thượng đỉnh G20 và diễn đàn APEC

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang gây thiệt hại về người và tạo sức ép đối với nền kinh tế toàn cầu, có thể nói rằng giải pháp tập thể cho các vấn đề toàn cầu cần ưu tiên về phục hồi và phát triển kinh tế. Trước tình hình này, các cuộc họp cấp cao, bao gồm Hội nghị thượng đỉnh G20 và Diễn đàn Phát triển Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) đang nhận được rất nhiều kỳ vọng từ các nước và giới chuyên gia.

Nhiều kỳ vọng đặt vào Hội nghị thượng đỉnh G20 và diễn đàn APEC
Tháng 11/2022: Một loạt hội nghị thượng đỉnh quốc tế sẽ diễn ra tại Đông Nam Á

Các kế hoạch cho thấy, một loạt các hội nghị thượng đỉnh quốc tế liên quan đến các nền kinh tế tiên tiến và mới nổi sẽ đồng loạt được tổ chức ở Đông Nam Á trong tháng 11 này. Mặc dù trọng tâm có thể sẽ là tình hình Ukraine và các tác động kéo theo, các cuộc họp và hội nghị thượng đỉnh sắp tới dự kiến cũng sẽ thảo luận về các thách thức khác, trong đó có lạm phát toàn cầu.

Tháng 11 2022 Một loạt hội nghị thượng đỉnh quốc tế sẽ diễn ra tại Đông Nam Á
Return to top