ClockChủ Nhật, 13/03/2016 15:01

Cải cách của châu Á là chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu

TTH.VN - Châu Á là "khu vực năng động nhất thế giới", cải cách cơ cấu là chìa khóa để nâng tầm quan trọng của khu vực này đối với nền kinh tế toàn cầu, Tổng giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde nhận định tại thủ đô New Delhi, Ấn Độ hôm 12/3.

IMF cảnh báo G20: Kinh tế thế giới “rất dễ bị tổn thương”IMF khuyến nghị các ngân hàng trung ương không tăng lãi quá nhanhMỹ thúc đẩy “tinh thần kinh doanh” ở châu ÁChâu Á là châu lục giàu có nhất thế giới

Tổng giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde tại Hội nghị “Châu Á tiến lên: Đầu tư cho tương lai”. Ảnh: EPA

Châu Á chiếm 40% nền kinh tế thế giới và đóng góp gần 2/3 tăng trưởng toàn cầu trong vòng 4 năm tới đây, Tổng giám đốc điều hành IMF phát biểu tại Hội nghị “Châu Á tiến lên: Đầu tư cho tương lai” ở trung tâm thủ đô Ấn Độ.

"Với vai trò kinh tế quan trọng này, sử dụng tối đa tính năng động của châu Á là mối quan tâm lớn cho toàn thế giới", bà Lagarde nói với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

"Châu Á hiện đang ảnh hưởng đến thế giới nhiều hơn bao giờ hết. Thêm vào đó, khu vực này hiện đang bị ảnh hưởng sâu sắc bởi sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu hơn bao giờ hết”, bà Christine Lagarde cho biết.

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt với những thách thức, điều quan trọng mà các nước châu Á cần thực hiện là cải cách cơ cấu để tăng khả năng cạnh tranh và công ăn việc làm, cũng như đảm bảo tăng trưởng trong tương lai, bà Christine Lagarde nói thêm.

Bên cạnh đó, tăng cường môi trường kinh doanh và phát triển thị trường trái phiếu sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong khu vực, Tổng giám đốc điều hành IMF nhấn mạnh.

Cũng phát biểu tại hội nghị, ông Modi cho hay, Chính phủ Ấn Độ có kế hoạch tăng trưởng kinh tế lên mức 7,6% cho năm tài chính 2015/2016, để trở thành nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất trên thế giới.

Vào tháng 1 vừa qua, IMF đã quyết định hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay, cảnh báo về những rủi ro đáng kể của những nền kinh tế thị trường mới nổi.

Lê Thảo (lược dịch từ Straitstimes & AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng kinh tế toàn cầu trong năm nay, đồng thời duy trì dự báo ảm đạm trong trung hạn, theo dữ liệu mới được công bố ngày 16/4.

IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu
Lệch pha tăng trưởng

Nguồn vốn huy động vẫn chảy đều vào các ngân hàng, dù lãi suất huy động đang chạm đáy. Trong khi đó, lãi suất cho vay đang ở mức thấp, nhưng tăng trưởng tín dụng lại không mấy khả quan.

Lệch pha tăng trưởng
Return to top