ClockThứ Sáu, 30/10/2015 15:05

Cải cách hành chính để Huế mạnh giàu và đẹp hơn

TTH - Cải cách hành chính (CCHC) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Hiện nay cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công; hiện đại hóa hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên được thực hiện ở mọi ngành, mọi cấp trong giai đoạn 2011-2020.

Chuyển biến tích cực

Trong những năm qua, công tác CCHC được Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, chính quyền và lãnh đạo các cấp tập trung chỉ đạo, phối hợp thực hiện đã có những chuyển biến tích cực, tạo được hiệu ứng lan tỏa trong các cơ quan quản lý Nhà nước, trong Nhân dân, doanh nghiệp; hầu hết các mục tiêu quan trọng, các đề án CCHC đã và đang triển khai đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Bộ phận thư ký giúp việc cho lãnh đạo tỉnh tại một cuộc đối thoại trực tuyến. Ảnh: Thái Bình

Theo đó, hệ thống thể chế được xây dựng, hoàn thiện, đổi mới. Công tác xây dựng văn bản ở cấp tỉnh được thực hiện nghiêm túc, đúng trình tự, thủ tục ban hành và đã bám sát hơn yêu cầu thực tiễn, chất lượng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) của tỉnh ngày càng được nâng cao.

Cải cách thủ tục hành chính được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, là khâu đột phá trong công tác cải cách hành chính. Việc thường xuyên rà soát và ban hành bộ thủ tục hành chính (TTHC) liên quan tới cá nhân, tổ chức theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch. Hiện nay, 100% các thủ tục hành chính đã được nâng lên thành dịch vụ công trực tuyến mức độ một, hai, ba, bốn và được cung cấp trên Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế với 1.963 dịch vụ.

Cơ chế một cửa, một cửa liên thông được triển khai tại hầu hết các cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương; mức độ sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với dịch vụ do cơ quan hành chính cung cấp tại 09 đơn vị thí điểm đánh giá mức độ hài lòng đạt mức khá. Trên 80% TTHC được UBND tỉnh phê duyệt đưa vào thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Thực hiện tốt việc công khai minh bạch thông tin và và tăng cường đổi mới phương thức đối thoại với người dân và doanh nghiệp, tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận được với các văn bản và thông tin của chính quyền trên các lĩnh vực. Từ năm 2013 đến nay, định kỳ 02 tháng/lần, lãnh đạo UBND tỉnh tổ chức đối thoại trực tuyến với công dân và doanh nghiệp nhằm mục đích giải đáp, tháo gỡ vướng mắc về cơ chế chính sách, TTHC liên quan hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội.

Tổ chức hoạt động của bộ máy quản lý Nhà nước đã được điều chỉnh, sắp xếp phù hợp hơn, theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiệu quả, tránh được sự chồng chéo hoặc bỏ sót nhiệm vụ, phù hợp với điều kiện của địa phương.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao; việc tuyển dụng, quản lý, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm và đánh giá cán bộ, công chức được thực hiện đảm bảo dân chủ, công khai và phát huy được tính chủ động của các cơ quan, đơn vị. Áp dụng tuyển dụng cán bộ, công chức thông qua hình thức thi tuyển; thí điểm thi tuyển một số chức danh lãnh đạo, quản lý cấp phòng thuộc sở.

Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan Nhà nước được chú trọng. Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả cấp huyện, cấp xã được đầu tư nâng cấp theo hướng hiện đại hóa phương tiện, cách thức tiếp nhận TTHC.

Tính đến đầu năm 2015, 100% cơ quan chuyên môn cấp tỉnh và UBND cấp huyện có bản công bố ISO, có 48 cơ quan, đơn vị xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001-2008.

Công tác CCHC tuy đã đạt được những kết quả nhất định, nhưng thẳng thắn nhìn vào thực tế vẫn còn những hạn chế, chưa đáp ứng với yêu cầu, quy mô đổi mới toàn diện theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, của Chính phủ và mục tiêu chung mà Nghị quyết số 30c/NQ-CP đặt ra. Cụ thể, trong công tác chỉ đạo điều hành CCHC có lúc có nơi còn chưa quyết liệt; vẫn còn thủ tục hành chính không hợp lý, phức tạp, gây phiền hà; tính công khai minh bạch có nơi còn hạn chế. Phương thức, lề lối làm việc của một số cơ quan chưa đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp, hiện đại; đặc biệt khâu phối hợp giữa các cơ quan hành chính Nhà nước trong quá trình giải quyết công việc còn bất cập. Một số lãnh đạo cơ quan, địa phương quan tâm chưa đúng mức đối với công tác CCHC, thái độ giao tiếp, ứng xử của một bộ phận cán bộ công chức chưa làm hài lòng người dân; các Chỉ số PCI, ICT... mặc dù nằm trong TOP khá của cả nước nhưng duy trì không ổn định và có xu hướng tụt hạng năm sau thấp hơn năm trước. Chỉ số CCHC (PAR Inder) có bước tăng hạng đáng kể, nhưng vẫn còn ở vị trí khiêm tốn 19/63 các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tiếp tục đẩy mạnh

CCHC được Thừa Thiên Huế xác định là một một thế mạnh, là giải pháp quan trọng nhằm năng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy đầu tư, phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác CCHC, tạo sự đổi mới về thật chất trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020, các ngành, các cấp từ tỉnh đến cơ sở cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau:

Trước hết, xác định vai trò, trách nhiệm đầu tàu của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong công tác CCHC là khâu đột phá, là thước đo năng lực điều hành, lãnh đạo của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Với phương châm Người đứng đầu không chỉ là chủ thể giám sát kiểm tra mà phải thật sự là đối tượng thực hiện CCHC. Nâng cao nhận thức này không phải là mới mẻ những vẫn là nội dung có tính thời sự và nguyên tắc đối với với một công việc thực tiễn đòi hỏi sự quyết đoán, quyết liệt, đồng bộ và kiên trì. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính trong thực thi công vụ. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trách nhiệm người đứng đầu, thanh tra hành chính gắn liền xử lý kết quả sau thanh tra kiểm tra.

Thứ hai, hoàn thiện các thiết chế, tổ chức thực hiện dịch vụ hành chính công, trong đó trọng tâm tập trung hoàn thiện bộ phận Tiếp nhận và trả TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cấp chính quyền theo mô hình Trung tâm dịch vụ hành chính cấp huyện, cấp tỉnh đảm bảo mục tiêu người dân chỉ đến một nơi để thực hiện giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền của các cơ quan đơn vị thuộc cấp huyện, cấp tỉnh bao gồm các TTHC thuộc ngành dọc của TW.

Thứ ba, tiếp tục rà soát, đơn giản hóa TTHC trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội đảm bảo mục tiêu đơn giản hơn, hợp lý hơn. Đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4 (nhận và trả kết quả thủ tục hành chính qua mạng, qua dịch vụ bưu chính), tạo bước chuyển mới trong quá trình giải quyết nhu cầu của nhân dân.

Thứ tư, tập trung đẩy mạnh, đồng bộ trong đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động cơ quan hành chính Nhà nước theo phương châm Cải các hành chính gắn liền với ứng dụng tin học và áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9001:2008. Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng CNTT, ưu tiên bố trí ngân sách thực hiện các dự án CNTT, hướng đến xây dựng nền hành chính điện tử các cấp với mục tiêu tạo môi trường tương tác và cung cấp dịch vụ hành chính mọi nơi, mọi lúc cho công dân, doanh nghiệp. Triển khai mô hình Khung hệ thống quản lý chất lượng cấp xã, cấp huyện, cấp sở theo tiêu chuẩn ISO đối với hoạt động cơ quan hành chính Nhà nước đảm bảo đồng bộ, thống nhất và giảm thiểu chi phí đầu tư.

Thứ năm, đổi mới phương thức hoạt động, điều hành gắn liền với hiện đại hóa công sở. Hoàn thiện từng bước mục tiêu quản trị công sở tiên tiến trên cơ sở nhân rộng mô hình Cơ quan hành chính kiểu mẫu hướng đến vận hành Chính quyền điện tử đa cấp, liên thông tại Thừa Thiên Huế vào năm 2018.

Trong đó, tập trung 3 nội dung: Hình thành và nâng cao nhận thức tin học hoá gắn liền với CCHC và chuẩn hoá các quy trình giải quyết công việc theo phương châm Làm việc theo kế hoạch, giải quyết công việc theo quy trình, điều hành theo quy chế cho đội ngũ cán bộ, công chức; xây dựng phương châm triển khai ứng dụng CNTT là từ đơn giản đến phức tạp, từ điểm đến diện, từ vận động khuyến khích đến yêu cầu bắt buộc và trở thành nhu cầu không thể thiếu của cán bộ, công chức; đi tắt đón đầu, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, có điều kiện trong triển khai ứng dụng CNTT.

Thứ sáu, nâng cao năng lực, phẩm chất, đạo đức công vụ của cán bộ công chức là khâu then chốt trong CCHC. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức chuyên nghiệp có trình độ, có phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh, văn minh. Cán bộ công chức chuyên nghiệp phải là người am hiểu kinh tế xã hội, cập nhật kiến thức pháp luật, thành thạo kỹ năng hành chính hiện đại, biết nói dân hiểu và hiểu dân nói. Lấy thước đo “kỷ cương, trung thực, thạo việc” để đánh giá năng lực cán bộ.

Thứ bảy, tổ chức đánh giá hoạt động công vụ của cán bộ, công chức. Việc đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, định kỳ căn cứ tiêu chí cụ thể đối với từng chức danh trên cơ sỏ đánh giá mức độ hoàn thành công việc cụ thể được giao. Thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của công dân đối với dịch vụ hành chính công.

Tổ chức tốt đánh giá, xếp hạng định kỳ hàng năm đối với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện theo 4 chỉ số quốc gia: Chỉ số cạnh tranh cấp huyện (PCI), Chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT và truyền thông (ICT), chỉ số CCHC (PAR Index), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp huyện (PAPI).

Thứ tám, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới phương thức, nội dung công khai cung cấp thông tin cho người dân, doanh nghiệp nhằm minh bạch hơn trong giám sát trách nhiệm, nghĩa vụ của các đối tượng tham gia giải quyết TTHC. Đa dạng hình thức đối thoại giữa chính quyền với người dân, doanh nghiệp theo chuyên đề, lĩnh vực, ngành nghề đáp ứng sự quan tâm của các tầng lớp xã hội. Thực hiện công khai thông tin về đất đai, quy hoạch xây dựng, đấu thầu đấu giá, nghiên cứu khoa học... đảm bảo người dân có thể tiếp cận thông tin về dịch vụ công mọi lúc, mọi nơi. Triển khai một số diễn đàn thông tin phù hợp để cung cấp thông tin hoạt động của chính quyền cũng như lấy ý kiến về những nội dung cần sự tham gia rộng rãi của cộng đồng xã hội trên Facebook.

Thứ chín, phát động phong trào thi đua “5 hơn” trong CCHC: Thủ tục đơn giản hơn; thái độ phục vụ thân thiện hơn; thời hạn đúng cam kết hơn, người dân hài lòng hơn; phương thức phục vụ hiện đại hơn.

Thực hiện cuộc vận động Chung tay CCHC trong cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân nhằm tiếp nhận sáng kiến, đóng góp tâm huyết, trí tuệ, thực tiễn để CCHC thật sự góp phần làm cho Huế đẹp hơn.

PHAN NGỌC THỌ (Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập

Chiều 25/4, Đoàn giám sát của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội do UVTW Đảng, Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ băn Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh liên quan đến việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018 - 2023.

Áp dụng các chính sách, tăng hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập
Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị

Ngày 25/4, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, Hội LHPN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trao tặng “Mái ấm tình thương” trong Chương trình “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”, hỗ trợ phụ nữ, trẻ em xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, tổng trị giá hơn 600 triệu đồng.

Trao tặng “Mái ấm tình thương” và nhiều phần quà giá trị
Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn

Sáng 25/4, ông Lê Trường Lưu, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp công dân tại xã Lộc Sơn, huyện Phú Lộc. Cùng dự buổi tiếp công dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân; lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Phú Lộc và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại xã Lộc Sơn
Return to top