ClockThứ Sáu, 09/12/2016 06:57

Cải cách hành chính, tạo môi trường đầu tư thông thoáng

TTH.VN - Phát triển du lịch, dịch vụ; hạ tầng kinh tế - kỹ thuật và phát triển công nghiệp; đẩy mạnh cải cách hành chính là 3 chương trình trọng điểm được xác định trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2017.

Khai mạc trọng thể kỳ họp thứ 3, HĐND tỉnh khóa VII, nhiệm kỳ 2016-2021

Vượt khó

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2016 và kế hoạch phát triển năm 2017 tại Kỳ họp HĐND tỉnh lần thứ 3, khóa VII, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Cao khẳng định: Tuy gặp phải những khó khăn, nhưng nhìn tổng thể, các chương trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội năm 2016 của tỉnh đều đạt những kết quả quan trọng. Phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch, công nghiệp, xây dựng, khoa học công nghệ... đạt được những con số ấn tượng. Đến nay, toàn tỉnh có 60.454 lao động có trình độ đại học trở lên; trong đó, nguồn nhân lực khoa học và công nghệ chiếm khoảng 7,3%, tập trung ở ĐH Huế khoảng 14 giáo sư, 207 phó giáo sư, 554 tiến sĩ, trên 1.341 thạc sĩ và khoảng 400 bác sỹ trình độ trên đại học.

Cơ chế chính sách thông thoáng để thu hút đầu tư phát triển kinh tế

Du lịch – dịch vụ vẫn được xem là chương trình trọng điểm mang lại hiệu quả cao kinh tế cao, với doanh thu 3.200 tỷ đồng (tăng 7,2 % so với năm 2015). Tỉnh luôn tranh thủ các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch. Việc hoàn thành nâng cấp toàn tuyến QL 1A (đoạn qua tỉnh Thừa Thiên Huế) và hai hầm đường bộ Phú Gia và Phước Tượng mở ra sự phát triển mới về du lịch. Các tuyến đường Chu Văn An, Phạm Ngũ Lão, Võ Thị Sáu, Hùng Vương đang nâng cấp, chỉnh trang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động giao thông tại các khu du lịch chính của TP. Huế. Liên tiếp các đường bay mới như, Huế - Bangkok, Huế - Đà Lạt được mở và duy trì hoạt động. Một số dự án lớn tạo hướng “đột phá” như, Trung tâm thương mại và khách sạn cao cấp tại 50A đường Hùng Vương, Khu nghỉ dưỡng cao cấp nước khoáng nóng Mỹ An, nâng cấp khách sạn Sài Gòn Morin đạt tiêu chuẩn 5 sao… cũng đã và đang thi công.

Ông Nguyễn Văn Cao chia sẻ: Công tác quảng bá xúc tiến du lịch tiếp tục hướng vào việc đa dạng hoá các kênh thông tin; xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện. Lao động làm việc trong ngành du lịch tăng về số lượng và phát triển về chất lượng. Chương trình xây dựng nông thôn mới đã tạo bộ mặt đô thị cho các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh. Hiện, toàn tỉnh có 24/104 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới (đạt tỷ lệ 23,07%) và không còn xã nào đạt dưới 5 tiêu chí.

Có được kết quả đó, Đảng bộ, chính quyền, các đơn vị, ban, ngành và Nhân dân trong tỉnh đã kịp thời khắc phục thiệt hại sự cố môi trường biển; bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình để chỉ đạo, không để bị động, bất ngờ. Song, tăng trưởng của cả ba khu vực kinh tế đều đạt mức thấp hơn cùng kỳ năm 2015 và so với mức phấn đấu kế hoạch. Công tác huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cho xây dựng, chỉnh trang các đô thị và phát triển sản xuất kinh doanh khó khăn. Cải cách hành chính vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thấp, đứng thứ 29/63 tỉnh/thành phố. Tình trạng lao động không có việc làm vẫn còn nhiều; xuất khẩu lao động vẫn là khâu yếu chưa được khắc phục.

Cải cách hành chính, thông thoáng môi trường đầu tư 

Với mục tiêu: “Tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, nhằm huy động cao nhất các nguồn lực xã hội. Tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất và phát triển kinh tế, đảm bảo mức tăng trưởng kinh tế cao gắn với bảo vệ môi trường và bảo đảm an sinh xã hội...”, tỉnh tiếp tục triển khai các dự án cụ thể gắn với những giải pháp quyết liệt. Đó là, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và các thành phần kinh tế; xây dựng hạ tầng và đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy Nhà nước trên địa bàn. Đề xuất Trung ương một số cơ chế hỗ trợ tạo “đột phá” phát triển kinh tế thông qua việc xây dựng một số đề án cụ thể như: Đề án phát triển “Đô thị di sản”; trùng tu, tôn tạo và khai thác Quần thể di tích Cố đô Huế; đa dạng hoá các sản phẩm du lịch. “Làm mới” loại hình du lịch di sản bằng việc phát huy các sản phẩm du lịch truyền thống, du lịch văn hóa, lễ hội, sản phẩm du lịch biển và đầm phá...

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị, chú trọng khu vực trung tâm TP Huế và các khu đô thị mới là một trong những nhiệm vụ của năm 2017

Muốn vậy, cần đổi mới tư duy và mạnh dạn hơn trong thu hút đầu tư, chú trọng công tác xã hội hóa các nguồn lực để xây dựng các công trình trọng điểm, các dự án phục vụ phát triển sản xuất, khắc phục tình trạng thụ động; chú trọng đến công tác giải toả, bồi thường giải phóng mặt bằng để giao mặt bằng sạch cho nhà đầu tư sớm triển khai dự án. Xúc tiến, vận động đầu tư vào các KCN, cụm công nghiệp; khuyến khích đầu tư các dự án sản xuất nguyên phụ liệu ngành công nghiệp dệt may, hình thành khu công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may tại Phong Điền. Phát triển đô thị theo hướng bền vững; ưu tiên đầu tư hạ tầng kinh tế ở các lĩnh vực giao thông, du lịch, khu công nghiệp, khu kinh tế, hạ tầng thủy lợi và ứng phó với biến đổi khí hậu... Xây dựng hạ tầng văn hóa, tập trung thiết chế văn hóa tại TP. Huế. Tiếp tục đầu tư hạ tầng nông thôn từng bước đạt chuẩn. Hoàn thành đúng tiến độ quy hoạch xây dựng đô thị. Đôn đốc các đề án nâng cấp các đô thị: Vinh Thanh, Vinh Hiền, La Sơn, Thanh Hà, Phong Điền, Điền Lộc đạt tiêu chí đô thị loại V; hoàn thành đề án mở rộng đô thị Huế.

Tăng cường công tác quản lý quy hoạch xây dựng, kiến trúc đô thị, chú trọng khu vực trung tâm TP. Huế và các khu đô thị mới. Hoàn chỉnh quy chế quản lý kiến trúc đô thị tại các địa phương còn lại (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới). Ưu tiên ngân sách đầu tư các tuyến giao thông chính kết nối đô thị Huế đến các đô thị vệ tinh, vùng kinh tế động lực. Huy động nguồn lực ngoài ngân sách thực hiện dự án đường Tố Hữu - cảng hàng không quốc tế Phú Bài và đường Mỹ An - Thuận An (hình thức BT). Nâng cấp nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế Phú Bài (theo hình thức BT và BOT).

Bàn về vấn đề đẩy mạnh cải cách hành chính, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng: “Cùng với tiếp tục thực hiện "Năm Doanh nghiệp" cần gắn hữu cơ với năm "Kỷ cương, kỷ luật hành chính", đẩy mạnh cải cách hành chính; cùng với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị cần phải rà soát nguồn lực để hỗ trợ tốt cho doanh nghiệp; đồng thời, cơ cấu lại lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; có chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và ở nông thôn. Thời gian tới, cần phải tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình giải quyết thủ tục hành chính tại các bộ phận “một cửa”; thành lập và vận hành hiệu quả Trung tâm Hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện và thí điểm mô hình một cửa hiện đại ở cấp xã. Ứng dụng công nghệ thông tin (trong quản lý hành chính Nhà nước), hướng đến mục tiêu xây dựng chính quyền điện tử.

Năm 2017, tổng sản phẩm bình quân đầu người (GRDP) đạt 2.200 USD; tổng đầu tư toàn xã hội tăng 10- 12%; thu ngân sách Nhà nước 6.052 tỷ đồng; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,96% (theo chuẩn thời kỳ 2016 - 2020); tạo việc làm mới cho 16.000 người; tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom đạt 96%...

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI

Với điểm tổng hợp đạt 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Đây là lần thứ 2 Thừa Thiên Huế quán quân chỉ số này.

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI
Hoàn thiện khung hạ tầng, thu hút đầu tư

Thừa Thiên Huế ưu tiên huy động các nguồn lực, chú trọng đẩy nhanh đầu tư xây dựng các dự án (DA) trọng điểm phát triển khung hạ tầng. Đồng thời, từng bước cải thiện môi trường đầu tư nhằm ngày càng thu hút nhiều doanh nghiệp lớn.

Hoàn thiện khung hạ tầng, thu hút đầu tư
Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến

Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn tỉnh năm 2023 đạt 47,3%, tăng 22,3% so với năm 2022 và 28,3% so với năm 2021. DVCTT đang chuyển dần từ cán bộ hướng dẫn làm thay sang công dân tự làm.

Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến

TIN MỚI

Return to top