ClockThứ Tư, 06/07/2016 14:05

Cai game nhờ… bóng đá

TTH - Có mặt tại các vùng nông thôn mỗi buổi chiều, chúng tôi bắt gặp không ít trận bóng đá của thanh thiếu niên giữa sân bóng trường học hoặc những khoảng đất trống. Sân chơi bóng đá tự phát ngày hè giúp nhiều trường hợp hạn chế game.

Một trận bóng tại Trường tiểu học Vân Thê (Thủy Thanh, Hương Thủy)

Sân chơi không tốn tiền

Từ đầu mùa hè đến nay, mỗi buổi chiều sân bóng Trường THCS Thủy Thanh (Hương Thủy) lại sôi động tiếng cười của không ít thanh thiếu niên. Người đá bóng phấn khởi, người cổ vũ cũng vui. Người chơi có hơn 80% là lứa tuổi học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.

So với nhiều hình thức giải trí khác, ở nông thôn, bóng đá được thanh thiếu niên ưa chuộng. Lý do đơn giản vì “trò chơi” nay không tốn tiền nhưng giải quyết được nhu cầu của nhiều em. Nếu như các năm trước, bơi lội trên sông, nghịch lặn mò trìa, bắt ốc san sẻ số lượng người chơi bóng đá thì năm nay, hầu như các em lại tập trung lực lượng vào sân bóng. Em Nguyễn Văn Vũ (xã Quảng Thọ, Quảng Điền) kể: “Mẹ em nói năm ni xảy ra nhiều vụ chết đuối nên không cho em bơi dưới sông. Nghĩ lui nghĩ tới, em thấy chơi đá banh là vui nhất nên em rủ các bạn cùng tham gia”.

Một trận bóng trên ruộng của thanh thiếu niên xã Quảng Công (Quảng Điền) 

Bóng đá trở thành sân chơi ngày hè cho đối tượng từ 10-18 tuổi ở hầu khắp các làng quê của Thừa Thiên Huế. Ở mỗi địa phương, thanh thiếu niên lại có cách chơi khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện sân bãi. Tại các vùng nông thôn ở Hương Thủy, Phú Vang, đa số các em chọn những sân trường có sẵn cầu môn để tham gia, trẻ làng biển chọn hình thức bóng đá bãi biển. Đặc biệt, một số vùng, như Quảng Công, Quảng Ngạn (Quảng Điền), nhiều em tranh thủ sân ruộng sau mùa vụ và xem đó là sân vận động để giải quyết nhu cầu vui chơi dịp hè.

Đá bóng để cai game

Cũng giống như game, yếu tố lôi kéo, rủ rê trở thành nguyên nhân làm số lượng người chơi tăng lên. Tuy nhiên, với bóng đá “nghe bạn” giúp cho nhiều trường hợp hạn chế chơi game ở các quán internet. Đỗ Long (xã Thủy Thanh, Hương Thủy), một trường hợp trước đây thường xuyên có mặt tại quán internet kể: “Chừ em ít chơi game hơn vì chiều mô cũng tới đây đá bóng. Chơi đá bóng đỡ bị ba mạ la hơn chơi game mà lại không tốn tiền nữa. Hồi trước chơi một ngày 5 tiếng, chừ sáng đi học, chiều đá bóng, có ngày em không tới quán nét”.

Để hạn chế con mình đến các quán internet, nhiều phụ huỵnh định hướng chơi bóng đá cho con. Cách làm đơn giản của nhiều bậc cha mẹ là khuyên bạn bè rủ con mình đi đá bóng, vừa rèn luyện sức khỏe nhưng cũng là cách giúp con cai nghiện game. “Đôi khi mình nói con không nghe nhưng bạn bè rủ rê nó lại nghe. Ngày hè học sinh không đi học nhưng vợ chồng tui lại bận đủ thứ việc không quản lý được con. Chừ ra đường cái chi cũng sợ, internet sợ con hư, bơi thì sợ chết đuối, đi “lang khan” sợ tai nạn. Chỉ khi biết con có chỗ chơi hợp lý, có bạn bè đi cùng thì mình cũng yên tâm phần nào”, chị Nguyễn Thị Ngọc, trú tại xã Phú Hồ (Phú Vang) trải lòng.

Nhiều phụ huynh cho rằng, trong điều kiện các dịch vụ giải trí, sân chơi ngày hè ở nông thôn còn thiếu như hiện nay thì việc con em họ tìm đến bóng đá là rất phù hợp, giải quyết được nỗi lo của cha mẹ, nhưng cũng tự rèn luyện cho con nhiều kỹ năng, thậm chí là năng khiếu bóng đá.

LÊ HỮU PHÚC

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cầu thủ nhập tịch

Trước thềm 2 trận đấu gặp tuyển Việt Nam vào cuối tháng 3 này, theo tờ Bola. Okezone, Indonesia đã hoàn thành nhập tịch cầu thủ gốc Hà Lan, Nathan Tjoe-A-On. Cầu thủ này đã tuyên thệ trở thành công dân Indonesia. Sau khi tuyên thệ, Nathan Tjoe-A-On có thể khoác áo đội tuyển Indonesia ngay.

Cầu thủ nhập tịch
Không còn “có mới, nới cũ”

Trong danh sách 33 cầu thủ được HLV Troussier triệu tập trong lần tập trung vào đầu tháng 3 này, chuẩn bị cho 2 trận đấu gặp Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 khu vực châu Á, xuất hiện nhiều cái tên cũ, là trụ cột và chỗ dựa một thời của bóng đá Việt Nam.

Không còn “có mới, nới cũ”
Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”

Nửa mùa hạng Nhất đã đi qua và với vị trí top 3, bóng đá Huế đang có một mùa giải trên cả mong đợi. Cụ thể với 17 điểm, các học trò của ông Nguyễn Đức Dũng chỉ xếp sau 2 đội bóng được chỉ đích danh thăng hạng ngay từ đầu mùa giải và không có chi bất ngờ nếu được góp mặt ở sân chơi V. League vào năm sau. Sự thật thì chỉ có SHB Đà Nẵng là vượt trội, còn PVF-CAND cũng chỉ hơn CLB Huế vẻn vẹn 1 điểm và vượt lên ở lượt đá cuối cùng vào cuối tuần qua.

Vượt qua mặc cảm “bóng đá nhà nghèo”

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top