ClockThứ Hai, 11/01/2021 14:42

Cái giá của hành vi làm giả tài liệu

TTH - Cả 9 người đều là hướng dẫn viên du lịch. Vì xâm phạm hoạt động đúng đắn, bình thường của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động học tập và cấp chứng chỉ tiếng Anh, nhằm mục đích lừa dối cơ quan cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, họ đã phạm vào tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và “trả giá” đắt.

Sử dụng bằng giả để... làm thầyTừ vụ án làm giả các loại chứng chỉ, bằng cấp

Có nhu cầu xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, nhưng do bận công việc không có thời gian đi học và thi chứng chỉ IELTS, Lê Hiếu truy cập vào mạng internet rồi vào trang tìm kiếm trên Google để tìm mua chứng chỉ tiếng Anh IELTS. Tại đây, Hiếu chọn một tài khoản quảng cáo zalo để đặt làm chứng chỉ IELTS cho mình. Hai bên trao đổi, thì đối tượng tự xưng tên Long (không rõ họ tên, địa chỉ) thỏa thuận làm 1 chứng chỉ IELTS giá 12 triệu đồng. Khi nào Hiếu nhận được chứng chỉ mới trả tiền.

Đối tượng tên Long hướng dẫn Hiếu chụp ảnh 3x4 cm và chụp giấy chứng minh nhân dân gửi qua zalo cho Long. Khoảng 2 tuần sau, Long thông báo đã có chứng chỉ IELTS, đồng thời gửi cho Hiếu thông qua dịch vụ thu hộ. Hiếu nhận hàng, trả tiền trực tiếp cho nhân viên của công ty thu hộ.

Hiếu kể sự việc cho Lê Văn Hùng biết. Do có ý định muốn đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa sang thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế, nên Hùng nhờ Hiếu làm cho mình 1 chứng chỉ IELTS. Hiếu đồng ý và tiếp tục liên hệ đối tượng tên Long để thực hiện. Sau khi có chứng chỉ, Hùng kể cho Ngô Đức, Đức có bạn là Nguyễn Thị Khánh Ly cũng muốn làm chứng chỉ IELTS, nên liên hệ với Hiếu để nhờ. Đối tượng tên Long cho biết, nếu làm 1 chứng chỉ IELTS giá 15 triệu đồng, còn làm một lúc 5 chứng chỉ thì có giá 12 triệu đồng 1 chứng chỉ. Do đó, Đức đã liên hệ thêm Hoàng Thị Xuân, Trần Văn Nghĩa, Trần Văn Sơn, Võ Văn Sa để cùng với Ly làm cho giảm tiền.

Sử dụng chứng chỉ IELTS này đi công chứng, dịch thuật để làm hồ sơ xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế thì bị từ chối do bản scan, Xuân thông báo cho tất cả mọi người cùng làm với mình, đồng thời liên hệ Hiếu yêu cầu làm lại. Hiếu liên hệ Long, nhưng Long không làm lại và cắt liên lạc với Hiếu. Sau đó, một đối tượng tên My nhận làm với giá 12 triệu đồng 1 chứng chỉ (đã làm lại 4 chứng chỉ). Với cách thức trên, Nguyễn Kỳ cũng nhờ Hiếu làm chứng chỉ IELTS.

Sau khi có chứng chỉ IELTS giả, Xuân, Nghĩa, Sơn, Ly, Sa làm hồ sơ nộp vào Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế để xin cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế và lần lượt được Sở Du lịch ra quyết định cấp thẻ. Đến lượt Nguyễn Kỳ làm hồ sơ nộp vào Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế xin cấp thẻ thì bị nghi vấn chứng chỉ IELTS giả nên Sở Du lịch chuyển hồ sơ cho công an điều tra.

Hành vi của các bị cáo đã trực tiếp xâm phạm đến hoạt động đúng đắn, bình thường của các cơ quan, tổ chức trong hoạt động học tập và cấp chứng chỉ tiếng Anh, nhằm mục đích lừa dối cơ quan cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Hành vi này của các bị cáo đã phạm vào tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” được quy định tại Bộ luật Hình sự.

Các bị cáo là những người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự, nhận thức được hành vi củ mình là vi phạm pháp luật, tuy nhiên do nhu cầu cần có bằng cấp để thực hiện công việc của bản thân nhưng lại không chịu học tập chân chính, dẫn đến việc phạm tội. Hành vi của các bị cáo không những lừa dối cơ quan có thẩm quyền cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch mà còn gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh tại địa phương. Do đó cần xử phạt thích đáng nhằm giáo dục và phòng ngừa chung.

Xét tính chất mức độ hành vi phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng trách nhiệm hình sự của từng bị cáo, hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Hiếu 3 năm tù; bị cáo Đức 1 năm 3 tháng tù; phạt bị cáo Sơn tổng cộng 12 tháng tù (Sơn phạm 2 tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”, tội “Sử dụng tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”); phạt bị cáo Hùng 9 tháng tù, cho hưởng án treo. Các bị cáo Xuân, Nghĩa, Sa, Kỳ, Ly mỗi bị cáo bị phạt 30 triệu đồng. Đây cũng là lời cảnh tỉnh “đắt giá” để mọi người tránh sa vào hành vi vi phạm pháp luật như nêu trên.

Quỳnh Anh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án

Sáng 15/3, Tòa án Nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sở thẩm vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” đối với 2 vợ chông Lê Văn Cầm và Nguyễn Thị Diệu Hiền (cùng SN 1987, cùng trú 3/113 Đào Duy Anh, phường Thuận Lộc, TP. Huế).

Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án
Hai vợ chồng trẻ “làm ăn lớn” lĩnh án 40 năm tù

Chiều 12/3, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “Mua bán trái phép chất mua túy” đối với hai bị cáo Trần Viết Thanh và Nguyễn Thị Anh Thi (cùng SN 2000, là vợ chồng, cùng trú tại phường Thuận Hòa, TP. Huế).

Hai vợ chồng trẻ “làm ăn lớn” lĩnh án 40 năm tù
“Mượn” trụ sở dân phòng để… tổ chức đánh bạc

Tòa án Nhân dân tỉnh vừa đưa ra xét xử vụ án “Tổ chức đánh bạc” ở trụ sở dân phòng thông qua hình thức cá độ đối với Phạm Hồng Huế (SN 1971), Bùi Ngọc Dũng (SN 1986, cùng trú tại phường An Cựu, TP. Huế).

“Mượn” trụ sở dân phòng để… tổ chức đánh bạc

TIN MỚI

Return to top