ClockThứ Bảy, 18/03/2017 13:06

Cái khó của nông dân

TTH - Bà con nông dân khó khá lên vì gặp quá nhiều “nút thắt”…

Không hình thành được chuỗi liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân mãi mãi gặp khó khăn. Đó là thực tế mà các sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng gặp phải hàng chục năm qua. Với cách làm riêng lẻ, có thể rất nhiều năm nữa, thậm chí đến hàng thập kỷ, bà con nông dân chúng ta sẽ khó khá lên được, từ làm nông nghiệp.

Rau má Quảng Thọ là một minh chứng của liên kết giữa sản xuất – chế biến – tiêu thụ

Không khó lắm để nhìn thấy điều này. Những thông tin gần đây, chuối ở Đồng Nai làm ra không bán được. Hay từ cuối năm trước, giá heo “tụt dốc” và kéo dài cho đến tận đầu năm 2017 vẫn đứng ở giá thấp làm cho nhiều người nuôi ở Huế rơi vào cảnh thua lỗ. Liên tiếp gần đây các loại cá lóc, cá trắm cỏ ở các huyện Phong Điền, Hương Trà nuôi khó tiêu thụ. Nguyên nhân thì ai cũng biết- do nguồn cung vượt nhu cầu của thị trường.

Đối với những doanh nghiệp lớn, tổ chức sản xuất bài bản, thường là thị trường tác động rất ít đến họ. Cũng đồng nghĩa với việc hạn chế được rủi ro. Trong khi chuối của phần lớn người nông dân trồng ở Đồng Nai không bán được, giá rẻ như bèo thì vẫn có một doanh nghiệp trồng chuối quy mô lớn ở Vĩnh Long làm ăn bài bản, chất lượng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu cho các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc. Sức tiêu thụ đã tốt lại còn được giá. Ở tỉnh ta, trong khi giá heo đi xuống dưới giá thành, nhiều người nuôi nhỏ lẻ thua lỗ thì những trại nuôi gia công cho một tập đoàn của nước ngoài vẫn không ảnh hưởng nhiều.

Sự khác nhau giữa người sản xuất nhỏ lẻ, ở đây là đại bộ phận nông dân và các doanh nghiệp qui mô lớn chính là thị trường.

Với phương thức sản xuất nhỏ lẻ, bà con nông dân không thể nào biết được nhu cầu của thị trường là như thế nào. Nói chính xác hơn là không thể biết được lượng hàng hóa cung ứng ra thị trường bao nhiêu là vừa.

Thường trước khi giá các mặt hàng xuống, đã có một thời gian trước đó bán được giá. Vì được giá nên nhiều người tập trung mở rộng sản xuất. Do không có sự liên kết nào, mạnh ai nấy biết, thị trường tiêu thụ phụ lại phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, nên đến một lúc nào đó, lượng hàng hóa đưa ra thị trường quá nhiều đã tác động làm cho giá hạ. Trình trạng này không phải là mới nhưng bà con nông dân không thể nào tránh được là vì “không biết thị trường cần bao nhiêu”. Càng hội nhập, cách làm này không khác gì đánh bạc, rủi ro quá lớn. Ngược lại, các doanh nghiệp đầu tư lớn, ngoài đảm bảo chất lượng sản phẩm thường làm quy mô khép kín từ khâu đầu đến khâu cuối, nghĩa là sản xuất gắn với chế biến và tiêu thụ. Họ biết được mức tiêu thụ bao nhiêu thông qua những hợp đồng trước để sản xuất. Nói nôm na là biết được (tương đối chắc chắn) nhu cầu của thị trường.

Ở Thừa Thiên Huế, tình trạng giá cả bấp bênh đã từng xảy ra đối với nhiều đối tượng của sản xuất nông nghiệp như nuôi tôm, nuôi heo, gà, ba ba, các loại cá, rau màu… Những đối tượng nuôi trồng vốn đầu tư càng cao thì độ rủi ro càng nhiều. 

Để cho người nông dân khá lên, không có cách nào khác là phải tổ chức tốt đầu ra cho sản phẩm. Trong điều kiện sản xuất nông nghiệp manh mún như hiện nay, làm được điều này là rất khó khăn nhưng không có nghĩa là không làm được. Có một ví dụ cho thấy điều này. HTX Quảng Thọ 2 (huyện Quảng Điền) là vùng trồng rau má nổi tiếng của tỉnh. Trước đây, việc tiêu thụ tương đối khó khăn khi sản lượng làm ra nhiều. Nhưng từ ngày HTX đầu tư cơ sở chế biến, thu mua một phần sản phẩm của xã viên, chế biến, tiêu thụ thì việc sản xuất của xã viên ổn định. Ở đây có sự liên kết khá chặt chẽ giữa sản xuất - chế biên - tiêu thụ.

Vấn đề thị trường, chỉ để một mình nông dân tự “bơi” không bao giờ có thể làm được. Và những nhà hoạch định chính sách không phải là không nhận ra nhưng cũng chưa làm được gì nhiều trong việc này. Trong khi chưa tìm được đầu ra ổn định, chưa có phương thức nào nắm bắt được nhu cầu của thị trường tốt hơn, thì phải tự cứu mình. Đối với những người muốn mở rộng sản xuất (nhất là các mô hình sản xuất theo hướng công nghiệp), nên chăng, phương thức sản xuất tốt nhất là hợp tác, chấp nhận sản xuất gia công cho các công ty lớn theo chuẩn của họ.

Ở tỉnh ta đã có những mô hình sản xuất gia công khá ổn định như một số HTX sản xuất lúa giống cho một công ty cung cấp giống của tỉnh. Gần đây nhiều nơi sản xuất lúa theo phương thức sản xuất hữu cơ cho các công ty đặt hàng. Trong chăn nuôi, từ lâu đã có nhiều người đầu tư vốn nuôi gia công cho các công ty nước ngoài, lợi nhuận không cao nhưng ổn định.

Với những người sản xuất với quy mô nhỏ (chủ yếu là lấy công làm lãi, tận dụng thời gian rảnh), nên hướng đến phương thức sản xuất truyền thống để dễ tiêu thụ trong thị trường nội địa, thậm chí là nội vùng. Vì nông dân là người hơn ai hết hiểu được thói quen tiêu dùng của thị trường này. Nhưng cũng cần nên biết, thị trường này rất nhỏ hẹp.

Nói bà con nông dân khó khá lên là vậy. Vì gặp quá nhiều “nút thắt”, mà một trong những nút thắt đó là thị trường.

Bài: NGUYÊN LÊ - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thị trường carbon: Chìa khóa chuyển đổi xanh

Thị trường carbon được coi là một trong những công cụ quan trọng trong việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050” của Việt Nam.

Thị trường carbon Chìa khóa chuyển đổi xanh
Những nông dân thu nhập tiền tỷ

Thông qua phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi (SXKDG), trên địa bàn tỉnh xuất hiện nhiều điển hình nông dân thu nhập tiền tỷ.

Những nông dân thu nhập tiền tỷ
Quán triệt Chỉ thị 42 đến hội viên nông dân Phú Vang

Chiều 20/3, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ đã quán triệt Chỉ thị số 42-CT/TU, ngày 8/8/2023 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy “Về định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” cho hơn 300 cán bộ, hội viên nông dân trên địa bàn huyện Phú Vang.

Quán triệt Chỉ thị 42 đến hội viên nông dân Phú Vang
Nông dân tham gia bảo vệ môi trường

Trong tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp hội nông dân (HND), hội viên, nông dân (HVND) kết hợp triển khai phong trào “Ngày Chủ nhật xanh” nhằm nâng cao nhận thức của HVND trong bảo vệ môi trường đô thị, nông thôn “xanh - sạch - đẹp”.

Nông dân tham gia bảo vệ môi trường
Return to top