Thế giới

Cải thiện công nghệ y tế với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo

ClockThứ Hai, 22/02/2021 14:24
TTH.VN - Trong năm ngoái, công nghệ đóng vai trò to lớn trong việc duy trì kết nối xã hội, cho phép các lực lượng làm việc từ xa cộng tác với nhau, các doanh nghiệp tương tác với khách hàng theo những cách thức mới, và giữ liên lạc giữa các gia đình.

Lưu ý khoảng cách kỹ thuật số trong nền kinh tế châu Á hậu COVID-19The ASEAN Post: Công nghệ y tế từ xa nổi lên trong đại dịchCông nghệ di động cho phép tiếp cận với các ca nhiễm HIV ở vùng sâu

Trí tuệ nhân tạo đóng vai trò quan trọng trong tương lai của ngành công nghệ y tế. Ảnh minh họa: TTXVN

Tầm quan trọng của công nghệ trong việc hỗ trợ chống lại đại dịch COVID-19 cũng không thể được đánh giá thấp. Khi các cuộc hẹn trực tiếp cần phải được hủy bỏ để hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, những dịch vụ y tế từ xa (telemedicine) và tư vấn điện tử đã lấp đầy khoảng trống; với việc dịch vụ chăm sóc sức khỏe phải được cung cấp từ xa, các giải pháp theo dõi bệnh nhân giúp bác sĩ cập nhật theo thời gian thực trở thành một công cụ quan trọng; khi các quốc gia trên khắp khu vực châu Âu đang cố gắng kiểm soát sự lây lan của COVID-19, các ứng dụng truy vết và theo dõi đã nhanh chóng được phát triển.

Nói một cách đơn giản, trong một năm đầy bất ổn, công nghệ trở thành một tia sáng rực rỡ. Vậy, tương lai, và đặc biệt là tương lai của ngành công nghệ y tế là gì? Làm thế nào để ngành này có thể tiếp tục áp dụng các công nghệ kỹ thuật số để trang bị tốt hơn cho các bác sĩ, nhằm mang lại sự chăm sóc tốt hơn cho bệnh nhân, cũng như cải thiện khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho tất cả?

Sự nổi lên của trí tuệ nhân tạo

Một bước tiến vượt ra ngoài các trường hợp sử dụng công nghệ nói trên là việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) gia tăng. Công nghệ robot và học máy (machine learning) đang có tác động đến việc chăm sóc bệnh nhân và cung cấp sự hỗ trợ cơ bản trên nhiều cơ sở y tế. Sự phát triển của công nghệ sẽ trao quyền cho các bác sĩ hơn nữa, và trí tuệ nhân tạo là một trong những công cụ công nghệ y tế cho phép họ thực hiện công việc của mình hiệu quả hơn.

Việc sử dụng trí tuệ nhân tạo trong chăm sóc sức khỏe thực sự đang gia tăng, với số lượng các tổ chức sử dụng trí tuệ nhân tạo ngay bây giờ hay dự định trong tương lai tăng gấp đôi kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Bác sĩ được trang bị trí tuệ nhân tạo

Ở Mỹ, các bác sĩ dành 16,6% thời gian làm việc để thực hiện các công việc hành chính, và số thời gian này có thể cao hơn nếu tính cả thời gian không làm việc.

Trí tuệ nhân tạo có thể giảm bớt gánh nặng này, bằng cách tự động tối ưu hóa phần lớn việc điền vào biểu mẫu, chắc chắn đi kèm với việc điều trị cho bệnh nhân, và điều này sẽ trở nên dễ dàng hơn để tích hợp, khi có nhiều hồ sơ bệnh nhân được số hóa và lưu trữ trong môi trường đám mây, hơn là môi trường vật lý. Khi các bác sĩ không phải mất thời gian hoàn thành công việc quản trị, và họ hoàn toàn tin tưởng công việc này đang được tiến hành chính xác, thì họ sẽ có nhiều thời gian hơn để gặp bệnh nhân và tìm hiểu về tình trạng bệnh.

Nếu xét về cách trí tuệ nhân tạo có thể tác động trực tiếp hơn đến việc chăm sóc bệnh nhân, cần tìm hiểu quy trình kiểm tra và phân loại triệu chứng. Trong những trường hợp thông thường, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử chi tiết và hỏi bệnh nhân đang gặp phải những triệu chứng nào, để sau đó quyết định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và cần yêu cầu các bước tiếp theo như thế nào. Nếu được tiến hành tại một bệnh viện, điều này có thể dẫn đến việc bệnh nhân được chuyển đến các bộ phận liên quan và nhập viện. Tuy nhiên, trường hợp thứ 2 là bệnh nhân cũng có thể được đưa về nhà, bởi vấn đề của họ chỉ cần sử dụng một số loại thuốc không kê đơn và nghỉ ngơi.

Thách thức với trường hợp này là thời gian và tiền bạc lẽ ra nên được tập trung vào các bệnh nhân nghiêm trọng hơn đang được sử dụng cho những bệnh nhân, không cần thiết phải ở đó. Các giải pháp công nghệ y tế AI có thể làm giảm sự xuất hiện của các trường hợp như vậy, bằng cách tiến hành tư vấn ban đầu và phân tích các triệu chứng để hướng dẫn bệnh nhân đến cấp độ chăm sóc phù hợp. Điều này có thể được tiếp cận thông qua nhiều nền tảng, chẳng hạn như các ứng dụng chatbot, voicebot… Bệnh nhân có thể liệt kê các triệu chứng của họ và nhanh chóng hiểu mức độ khẩn cấp và các bước cần thiết. Điều này có thể dẫn đến việc họ sẽ tìm kiếm lời khuyên từ hiệu thuốc thay vì bác sĩ, hoặc họ có thể được giới thiệu trực tiếp đến đúng chuyên gia có thể điều trị vấn đề của họ nhanh chóng hơn.

Thay đổi công nghệ y tế

Năm vừa qua đã cho thế giới thấy công nghệ quan trọng như thế nào đối với xã hội. Chúng ta đã chứng kiến một số đổi mới ấn tượng trong công nghệ y tế, và đảm bảo rằng việc áp dụng tiếp tục được tăng tốc là điều hết sức quan trọng để cải thiện chăm sóc y tế cho tất cả mọi người, nhưng điều đó sẽ yêu cầu sự đào tạo. Mặc dù công nghệ đang trở nên phổ biến ở một số lĩnh vực, nhưng nó vẫn là một tiện ích bổ sung ở những lĩnh vực khác và cần phải suy nghĩ nhiều hơn về cách có thể giới thiệu công nghệ sớm hơn.

Trí tuệ nhân tạo có sức mạnh để cách mạng hóa việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tiềm năng đầy đủ của trí tuệ nhân tạo vẫn chưa được khai thác. Trí tuệ nhân tạo có thể ngăn chặn tình trạng "tồn đọng" các bệnh nhân sử dụng hệ thống chăm sóc sức khỏe một cách không cần thiết, đồng thời theo dõi nhanh những bệnh nhân cần được điều trị khẩn cấp và giải phóng các bác sĩ để giúp họ dành nhiều thời gian hơn cho những bệnh nhân có vấn đề phức tạp; trí tuệ nhân tạo cũng có khả năng giải quyết nhiều vấn đề mà các bác sĩ phải đối mặt ngày nay.

Lê Thảo (Lược dịch từ Tech Wire Asia)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Nghiên cứu khoa học công nghệ: Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn

Để tạo ra một sản phẩm khoa học công nghệ (KHCN) phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn. Và, kết quả nghiên cứu KHCN đòi hỏi phải quay trở lại phục vụ thực tiễn cuộc sống, được chuyển giao, ứng dụng, thương mại hóa để không lãng phí tiền tài, kỳ vọng.

Nghiên cứu khoa học công nghệ Xuất phát từ thực tiễn và phục vụ lại thực tiễn
Return to top