ClockThứ Hai, 07/10/2019 07:00

Cải thiện đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

TTH - Theo chân cán bộ vận động quần chúng Đồn Biên phòng Nhâm, chúng tôi đến thăm gia đình bà Kăn Nhiên (80 tuổi) ở thôn Lê Lộc 2, xã Hồng Bắc, huyện A Lưới - đối tượng được Đồn Biên phòng Nhâm hỗ trợ xây dựng nhà trước đây.

Người họ Hồ ở A Lưới xây dựng quê hươngCác dân tộc thiểu số A Lưới đoàn kết, phát huy nội lực

Tuyên truyền pháp luật về kế hoạch hóa gia đình cho đồng bào ở A Lưới

“Nếu không có sự giúp đỡ của bộ đội biên phòng (BĐBP), của chính quyền địa phương thì có lẽ chẳng bao giờ tôi dám nghĩ có căn nhà ấm áp như hôm nay”, bà Kăn Nhiên hồ hởi.

Chồng bà Nhiên là cán bộ hưu trí. Hai vợ chồng có nhiều năm tham gia dân quân du kích, dân công hỏa tuyến, được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhì. Trong kháng chiến, chồng bà cũng như bao người con dân tộc Pa Cô sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân, dành dụm từng gùi thóc để giúp đỡ, tiếp tế cho bộ đội. Khi cả nước thống nhất, ông lại tham gia làm cán bộ xã, tận tụy với công việc cho đến lúc nghỉ hưu, nhưng hàng ngày vẫn ở trong căn nhà nhỏ lợp tôn. Bây giờ gia đình đã được sống trong căn nhà xây 3 gian vững chắc do Đồn Biên phòng Nhâm hỗ trợ xây dựng, nên bà Nhiên luôn khắc ghi nghĩa cử lớn lao của người lính biên phòng từ những ngày bám bản giúp dân.

Sinh sống trên vùng rừng núi ở thôn 7, xã Hồng Thủy (A Lưới) 35 năm nay, chưa bao giờ chị Hồ Thị Miền dám nghĩ đến chuyện có thể thoát nghèo. Từng sống du canh, dựa vào núi rừng nên cái đói nghèo cứ đeo bám.

Được Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân hỗ trợ mô hình nuôi dê, gia đình chị Miền đến nay đã có cái ăn, cái để. Chị kể: “Được giúp đỡ dê giống và ngày công làm chuồng, hướng dẫn cách chăn nuôi, phát triển rừng trồng, đào ao thả cá, gia đình tôi mở hướng làm ăn theo mô hình “Vườn, ao, chuồng, rừng” (VACR). Nhờ cán bộ biên phòng bắt tay chỉ việc, đến nay đàn dê đã phát triển lên gần 20 con; rừng tràm đã phủ xanh diện tích đất trống, đồi trọc; số lượng gia cầm trong chuồng cũng đã tăng lên đáng kể; ao cá cho thu hoạch 3 vụ mỗi năm, nên gia đình đã thoát nghèo”. Việc các hộ đồng bào DTTS được mở hướng làm ăn, phát triển kinh tế theo mô hình VACR do Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân đảm trách giúp đỡ đã thúc đẩy các bản làng biên giới quyết tâm xóa đói, giảm nghèo.

Trưởng phòng Dân tộc huyện A Lưới Hồ Viết Ái cho rằng, chưa bao giờ cảm nhận đời sống đồng bào DTTS ở A Lưới đổi thay rõ như hôm nay. Sự đổi thay, phát triển này có công rất lớn của những người lính biên phòng. Các anh đã phối hợp với các ban, ngành địa phương bám bản, bám dân, vận động bà con áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, cải tạo vườn đồi theo mô hình VACR.

Để vận động được đồng bào, các đơn vị xây dựng mô hình điểm kinh tế hộ để bà con đến học tập như: mô hình nuôi dê, nuôi nhím, nuôi thỏ, đào ao thả cá… Đồng bào được tham quan học hỏi, mắt thấy, tai nghe, lại được bộ đội hướng dẫn về cách thức nuôi trồng; được cầm tay, chỉ việc, làm mẫu. Khi bà con quen việc, các đồn biên phòng hỗ trợ con giống, cây giống, chuyển giao kỹ thuật để bà con tự làm, có kết quả tốt lại nhân rộng mô hình… Cứ thế, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư, từng bước cải thiện đời sống.

Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh cũng đã phối hợp với ngành Y tế đầu tư hoàn thiện 5 bệnh xá quân dân y và 10 Ban quân dân y kết hợp giữa các đồn biên phòng với các xã biên giới. Riêng ở A Lưới có 4 đồn biên phòng trong vùng đồng bào DTTS. Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã tăng cường mỗi đơn vị từ 2-3 cán bộ quân y để thực hiện tốt công tác quân dân y kết hợp trong phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho đồng bào.

Theo Đại tá Vũ Văn Uy, Phó Chủ nhiệm Chính trị Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh, các đồn biên phòng ở A Lưới còn phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền các xã biên giới xây dựng các đề án phát triển kinh tế - xã hội cho vùng đồng bào DTTS. Trong đó, tập trung chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển các ngành nghề phù hợp với thế mạnh về đất đai, nguồn nhân lực của từng vùng. Các đơn vị cũng phối hợp tổ chức cam kết đăng ký xây dựng thôn, làng, gia đình văn hóa, khu dân cư tiến tiến cho vùng đồng bào DTTS đạt hiệu quả.

Từ năm 2013-2019, từ phong trào chung tay xây dựng đời sống mới cho vùng đồng bào DTTS, BĐBP tỉnh đã phối hợp xây dựng điểm 20 mô hình kinh tế, xây dựng 112 công trình dân sinh, 5 trạm xá, một phòng học vi tính với 20 máy tính, hơn 200 ngôi nhà, trao tặng 20 ti vi và nhiều phần quà thiết thực cho đồng bào khu vực biên giới.

Bài, ảnh: Bá Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chăm lo đời sống hội viên

Hội viên khó khăn có nguồn lực vươn lên, hội viên nghèo luôn nhận được sự giúp đỡ, quan tâm. Đó là kết quả mà Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Quảng Phú (huyện Quảng Điền) đã và đang có được nhờ những cách làm hay như xây dựng các nguồn quỹ, kết nối các mạnh thường quân để kịp thời giúp đỡ, đồng hành cùng hội viên.

Chăm lo đời sống hội viên
Cội nguồn đoàn kết dân tộc

Hằng năm, cứ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10/3 âm lịch, người Việt dù ở nơi đâu cũng tổ chức nhiều hoạt động phong phú, đa dạng hướng về cội nguồn, bởi từ bao đời nay, trong tâm thức của "con Lạc cháu Hồng", Hùng Vương là vị Vua thủy tổ dựng nước, là tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Cội nguồn đoàn kết dân tộc
Canh chua lá me đất

Sống trong lòng xứ Huế, thật đáng tiếc nếu thờ ơ không để ý tới thứ sắc màu tim tím mọc ven bờ sông Hương hoặc bất kỳ trong mảnh vườn nào đó. Thứ tôi muốn kể với thế giới liên quan đến sắc màu tim tím đời thường, gần gũi ấy đơn giản là một tô canh chua lá me đất. Mà nấu canh chua thì có nhiều kiểu chế biến lắm. Kiểu truyền thống, tùy theo vùng miền, mỗi nơi lại có một kiểu gây hứng thú riêng.

Canh chua lá me đất
Chăm lo đời sống cho lao động nữ

Lao động nữ (LĐN) chiếm hơn 72% công nhân lao động trong các doanh nghiệp (DN) thuộc Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh. Việc chăm lo đời sống cho LĐN luôn được các cấp công đoàn tập trung thực hiện.

Chăm lo đời sống cho lao động nữ
Return to top