ClockThứ Hai, 22/11/2021 16:23

Calo rỗng: Sự quyến rũ đầy nguy hại

TTH.VN - Trừ nước ra thì hầu các loại thức ăn đều ít nhiều có chứa năng lượng, ngoài vấn đề năng lượng thì không phải loại thức ăn nào cũng đem lại nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Bạn có nghe đến việc phải hạn chế các thực phẩm chứa calo rỗng bao giờ chưa? Vậy calo rỗng là gì và tại sao cần hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nó?

Các thực phẩm chứa calo rỗng

Các thực phẩm mà trong thành phần chỉ chứa năng lượng trong khi cung cấp rất ít hoặc không có các chất dinh dưỡng được coi là thực phẩm chứa calo rỗng. Các thực phẩm này việc ngoài cung cấp năng lượng ra không có giá trị gì khác cho cơ thể, có thể dẫn đến tăng cân và thiếu hụt dinh dưỡng.

Để nhận biết các thực phẩm này, bạn cần tập cách để ý đến nhãn thực phẩm. Những thực phẩm chứa calo rỗng trong thành phần sẽ chứa phần lớn là đường bổ sung và chất béo rắn, ngoài ra có thể có thêm muối và các chất phụ gia. Các chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể như vitamin, chất khoáng, chất xơ, protein hầu như không có.

*Các thực phẩm chứa calo rỗng

Thực phẩm chứa calo rỗng có rất nhiều trên thị trường, chúng thường xuất hiện ngay lối ra vào của các cửa hàng tạp hóa hay siêu thị với vẻ ngoài thơm ngon, bao bì bắt mắt.

  • Các món ăn như snacks, bánh quy và bánh rán chứa cả đường bổ sung và chất béo rắn.
  • Đồ uống như soda, nước tăng lực, và nước hoa quả được bổ sung thêm đường.
  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói chứa chất béo chuyển hóa.
  • Các thức ăn nhanh như pizza, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên, sữa lắc, v.v. - thường chứa cả đường bổ sung và chất béo rắn.
  • Kẹo cứng và kẹo thanh có thể chứa cả đường bổ sung và chất béo rắn.
  • Rượu, bia cũng là thực phẩm chứa calo rỗng vì cung cấp năng lượng từ cồn (1g cồn cho 7Kcal)

* Ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe

• Nguy cơ thiếu hụt các chất dinh dưỡng

Sử dụng nhiều các thực phẩm chứa calo rỗng có thể dẫn đến nguy cơ bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng như: Vitamin, khoáng chất, protein, chất xơ, các axit béo thiết yếu.

• Béo phì và các bệnh chuyển hóa

Các loại thực phẩm này cũng khiến bạn dễ bị tăng cân và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường kháng insulin do: Cung cấp lượng calo lớn; chứa đường bổ sung có chỉ số GI cao, làm tăng nhanh lượng đường trong máu; chứa chất béo rắn có hại cho sức khỏe tim mạch.

• Sức khỏe răng miệng

Các loại thức ăn nhanh, bánh ngọt có độ kết dính và hàm lượng đường cao. Do đó khi ăn xong dễ bị dính ở răng, nếu không được vệ sinh kỹ rất dễ tăng khả năng sâu răng. Nước ngọt có ga cũng làm tăng khả năng sâu răng do làm mòn men răng.

Với vẻ ngoài bắt mắt cùng với chất béo và đường bổ sung khiến cho các món ăn này có mùi vị ngon, dễ ăn và bảo quản được lâu nên các thực phẩm này vẫn được sử dụng rất nhiều. Đặc biệt là ở trẻ em thường tiêu thụ nhiều bánh kẹo, nước ngọt khiến tỷ lệ béo phì ở trẻ em hiện nay tăng cao.

Nước ngọt có ga là thức uống chứa calo rỗng

*Cách hạn chế nguồn năng lượng rỗng

Cách để hạn chế nguồn năng lượng rỗng là loại bỏ nó ra khỏi chế độ ăn. Hãy thay thế thực phẩm chứa calo rỗng bằng các loại thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng mà không chứa đường bổ sung và chất béo có hại.

Thay vì chọn các loại trà sữa, nước ngọt giải khát hay rượu bia thì hãy chuyển dần sang uống nước lọc hoặc trà, cà phê không đường.

Loại bỏ snack, bánh kẹo vào những lúc buồn miệng, thay vào đó hãy sử dụng trái cây để cung cấp thêm chất xơ và vitamin. Trái cây cũng chứa đường nên hãy ăn có chừng mực và nên lựa chọn các loại trái cây ít ngọt.

Nước trái cây cũng tốt vì chứa nhiều vitamin nhưng đã được thêm đường và loại bỏ đi chất xơ, do đó ăn trái cây tươi vẫn là tốt hơn.

Sử dụng các loại thực phẩm lành mạnh, ít qua chế biến:

  • Lựa chọn tinh bột từ các loại ngũ cốc nguyên hạt, đậu, khoai.
  • Nguồn protein từ thịt nạc, trứng, cá.
  • Sử dụng dầu oliu để mang lại chất béo tốt và vitamin
  • Ăn nhiều rau tươi, lựa chọn rau đa dạng màu sắc.
  • Sữa là một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, tuy nhiên lựa chọn sữa ít béo, ít đường sẽ có lợi cho sức khỏe hơn.

Thực phẩm chứa calo rỗng thường thơm ngon và đầy quyến rũ. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng ngoài khả năng dễ bị tăng cân thì còn có nguy cơ bị thiếu nhiều chất dinh dưỡng. Chúng ta cần thông thái trong việc lựa chọn sử dụng thực phẩm để đem lại sức khỏe tốt nhất cho cơ thể.

Bảo Nguyễn 

(Đại học Kỹ thuật Y-Dược Đà Nẵng)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát

Trong một nghiên cứu quy mô lớn được xuất bản bởi tạp chí khoa học PNAS, các nhà khoa học đã phân tích tác động môi trường của khoảng 57.000 sản phẩm được bán trong các siêu thị ở Anh và Ireland, trong đó cho thấy ăn trái cây và rau củ sẽ tốt cho hành tinh hơn so với ăn thịt và pho mát.

Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
Chất ngọt nhân tạo với sức khỏe người dùng

Chất làm ngọt nhân tạo, hoặc chất thay thế đường (Sugar substitute), là các hóa chất được thêm vào một số thực phẩm và đồ uống để làm cho chúng có vị ngọt. Mọi người thường gọi chúng là “chất tạo ngọt mạnh” vì chúng mang lại hương vị tương tự như đường ăn nhưng ngọt hơn đến vài nghìn lần.

Chất ngọt nhân tạo với sức khỏe người dùng
Coca Cola tuyên bố khai tử 200 nhãn hàng

Gã khổng lồ ngành đồ uống đã thông báo rằng họ sẽ ngừng sản xuất 200 thương hiệu đồ uống - một nửa danh mục đầu tư của hãng, điển hình như Tab, Zico và Odwalla.

Coca Cola tuyên bố khai tử 200 nhãn hàng
Hạn chế béo phì, ASEAN thắt chặt kiểm soát đồ uống có đường

Mối liên hệ giữa mức tiêu thụ đường cao và các vấn đề sức khỏe đã dẫn đến những phản ứng về mặt pháp luật ở một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó, một trong các mục tiêu hướng tới là đồ uống có đường, thông qua việc áp thuế đặc biệt đối với các loại đồ uống này.

Hạn chế béo phì, ASEAN thắt chặt kiểm soát đồ uống có đường

TIN MỚI

Return to top