ClockThứ Hai, 21/05/2018 13:45

Cảm hứng khởi nghiệp từ Phạm Duy Hiếu

TTH - Ths. Phạm Duy Hiếu là Tổng Giám đốc Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ VN (SVF). Cuối tháng 4 vừa qua, ông là đại diện Quỹ khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và công nghệ VN ký kết với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực này. Tại đây, ông cũng có bài nói chuyện về tinh thần khởi nghiệp.

Khởi nghiệp - Ý tưởng đến từ đâu?Phát động cuộc thi “Ý tưởng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo” ĐH Huế“Khởi nghiệp chỉ thất bại khi bỏ cuộc”Đại học Huế tổ chức "talk show" về khởi nghiệp“Thắp lửa” cho sinh viên khởi nghiệp“Khởi nghiệp chỉ thất bại khi bỏ cuộc”

Diễn giả Phạm Duy Hiếu nói chuyện tại Thừa Thiên Huế

Trong rất nhiều ví dụ được ông dẫn sinh động, chúng tôi xin giới thiệu hai câu chuyện ý nghĩa truyền cảm hứng rất tốt cho những nhà khởi nghiệp tương lai. Với mỗi câu chuyện, Ths. Phạm Duy Hiếu đều thừa nhận có một phần chính bản thân ông trong đó và chuyển thông điệp: Hãy bước ra, làm chủ chính cuộc đời mình. Từ giây phút đó, bạn đã có một tinh thần khởi nghiệp.

Chuyện về hai người nông dân

Trên một chuyến tàu nọ, có hai người nông dân mang theo ước mơ muốn tìm kiếm cơ hội đổi thay cuộc đời mình. Nhưng một người đi về một thành phố phía Nam và người kia đi về thành phố phía Bắc. Họ hoàn toàn xa lạ với nơi mà họ sẽ đến. Tuy nhiên, trong câu chuyện với nhiều người khác trên chuyến tàu ấy, họ được biết thành phố phía Bắc là nơi người dân rất thơm thảo, ai khó khăn gì cũng được giúp đỡ, không bao giờ lo bị chết đói. Trong khi đó, ở thành phố phía Nam, cuộc sống khó khăn hơn nhiều nên làm gì cũng phải được trao đổi bằng tiền. Khoảnh khắc ấy, hai người nông dân đã nhận ra đâu là thành phố họ muốn đến và họ đã quyết định đổi vé tàu cho nhau.

Một thời gian sau, người nông dân đi về thành phố phía Nam nhận ra là những người dân trong thành phố rất muốn trồng cây nhưng họ không phải là nông dân, họ không biết gì về cây cối. Anh ta nghĩ ra cách là ra vùng ngoại ô lấy đất và lá cây trộn thành những chậu cây để bán cho những người dân thành phố. Không ngờ, sản phẩm của anh có rất nhiều người mua. Sau một năm, anh ta mở được một cửa hàng và năm năm sau anh đã trở thành một doanh nhân. Lúc này, anh ta quyết định đi lên thành phố phía Bắc để mở mang chi nhánh. Khi tàu tới nhà ga, anh thấy một người đầu tóc rối bời thò đầu vào toa tàu để xin vỏ lon bia. Anh đưa vỏ lon bia cho người ăn xin và khi ông ta ngẩng đầu lên, anh đã nhận ra đó là người đàn ông nhiều năm về trước đã đổi vé cho mình…

Thông điệp mà Phạm Duy Hiếu muốn nói: Sự lựa chọn đi về thành phố phía Bắc hay phía Nam là một sự lựa chọn quan trọng. Xuất phát điểm của hai người nông dân hoàn toàn giống nhau. Nhưng người đi về phía Bắc đã chọn cách dựa dẫm vào ai đó, dựa dẫm vào một tổ chức nào đó để yên ổn. Trong khi, người đàn ông đi về thành phố phía Nam lại chọn cách dựa vào chính bản thân mình, tin rằng mình có thể làm gì đó để thay đổi cuộc đời.

“Và thật không may cho tôi khi cũng đã mất bảy năm trời từ năm 2000 đến năm 2007, tôi đã là “người nông dân đi lên thành phố phía Bắc”. Lúc đó tôi tốt nghiệp ra trường và tôi ước mơ có một công ăn việc làm ổn định. Nhưng không ai nói cho tôi biết rằng, đằng sau ước mơ ấy là gì, cho mãi nhiều năm sau khi tôi nhận ra, đằng sau đó là sự sợ hãi. Vì sợ hãi nên tôi đã phải lựa chọn một công ty, tổ chức nào đó bền vững để dựa dẫm vào. Đối với các doanh nghiệp, khởi nghiệp phải đưa ra lựa chọn. Chọn dựa vào chính mình hoặc dựa vào người khác”, Ths. Phạm Duy Hiếu nhấn mạnh.

Là cầu thủ chơi bóng hay khán giả trên khán đài?

Trong câu chuyện này, Ths. Phạm Duy Hiếu cũng bàn về sự lựa chọn quan trọng của một doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo ông, cuộc đời này có 2 vị trí chủ yếu. Vị trí thứ nhất là những cầu thủ chơi bóng trên sân. Vị trí thứ hai là những người ngồi trên khán đài xem cầu thủ chơi bóng. Từ trên khán đài, thỉnh thoảng họ đưa ra lời nhận xét, hướng dẫn cách chơi và phê bình những cầu thủ bóng đá trên sân như chính họ là cầu thủ chơi bóng xuất sắc, mà quên rằng họ không hề biết chơi bóng. Trong khi đó, những cầu thủ lại là những người luôn dấn thân, chơi bóng trong cuộc đời họ, hoàn toàn khác với những người chỉ ngồi trên khán đài. Họ phân biệt với người khác, một nhóm người ngày càng đông đảo trong xã hội ngày nay, chỉ ngồi trên khán đài và đưa ra lời bình luận với người khác mà quên mất hành động của chính mình.

“Bạn thân mến!

Bạn có thể chơi bóng thua một trận, thua hai trận và thua nhiều trận nữa. Nhưng đằng sau những trận thua ấy, cái bạn có được chính là sự trải nghiệm. Trong khi người ngồi trên khán đài không hành động, không trải nghiệm và họ cũng hoàn toàn không có sự từng trải nào. Tôi cũng đã từng làm “khán giả” như thế bảy năm trời và giờ tôi hiểu rằng đây là một lựa chọn quan trọng. Giây phút nào bạn quyết định lựa chọn trở thành “người cầu thủ hành động”, lúc đó bạn đã có tinh thần khởi nghiệp. Cho dù bạn làm ở cơ quan Nhà nước, tư nhân hay tự khởi nghiệp thì bạn vẫn đang hành động dựa vào khả năng của chính bản thân mình.

Nhiều người nói tỉ lệ thất bại trong khởi nghiệp chiếm đến 90%. Nhưng thưa các bạn! Tỉ lệ thất bại trong khởi nghiệp chỉ đơn giản là tỉ lệ thất bại của một ý tưởng. Đó không phải là thất bại của con người. Con người chỉ thất bại khi từ bỏ mọi ý tưởng và bỏ cuộc. Hãy chọn lựa thái độ sống của mình và đứng lên sau mỗi lần thất bại để tìm đến thành công. Điều đó mới thực sự ý nghĩa”, Phạm Duy Hiếu nhắn nhủ.

Với những thành công của chính bản thân mình hôm nay, Ths. Phạm Duy Hiếu đang chứng minh lời ông nói là đúng: Khởi nghiệp là làm chủ cuộc đời.

Bài, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang

Viết tiếp ước mơ thuở nhỏ khi chọn trở về quê hương nuôi thỏ, chuột lang nhà, với Nguyễn Duy Lanh, chàng trai Hương Xuân (Hương Trà), tuy gian nan, khó khăn song những thành quả thu được lại vô cùng quý giá.

Khởi nghiệp với mô hình nuôi thỏ và chuột lang
Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp

Nhằm khơi nguồn và phát triển những ý tưởng, sản phẩm sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh, phát huy động lực thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ, cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) huyện Quảng Điền lần thứ I năm 2023” đã thu hút đông đảo đoàn viên, thanh niên trong toàn huyện tham gia và thu được những kết quả tốt đẹp.

Khơi nguồn các ý tưởng, dự án khởi nghiệp
Chị Hà làm kinh tế

Từ miền Bắc xa xôi, theo chồng, chị Lê Việt Hà (sinh năm 1982) đã đến phường Phú Bài, TX. Hương Thủy để lập nghiệp. Gặp vô vàn khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, nhưng chẳng nản lòng, chị Hà đã từng bước gầy dựng và phát triển kinh tế từ mô hình vườn ươm cây giống và vườn ao chuồng (VAC).

Chị Hà làm kinh tế
Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp

Đầu tư showroom hiện đại, tạo không gian phô diễn sản phẩm trực quan phục vụ khách hàng, xây dựng đội ngũ nhân sự có chiều sâu chuyên môn, nhà xưởng đầy đủ hệ thống máy hiện đại phục vụ sản xuất... là cách mà “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp xuất sắc toàn quốc” Nguyễn Văn Lãm, CEO Công ty TNHH Nội thất Song Nguyễn khẳng định thương hiệu, tạo niềm tin cất cánh năm con Rồng - Giáp Thìn và những năm tiếp theo.

Doanh nhân trẻ truyền cảm hứng khởi nghiệp
Return to top