ClockThứ Ba, 30/07/2019 10:02

Campuchia phát giỏ cói cho người dân đi chợ

Người dân tỉnh Siem Reap, nơi có quần thể Angkor Wat nổi tiếng, đang được khuyến khích xài giỏ cói khi đi chợ hoặc siêu thị để giảm bớt túi nilông bị vứt ra ngoài môi trường.

EU hỗ trợ Campuchia giáo dục thanh thiếu niên bảo vệ môi trường

Các giỏ cói được chính phủ trao tặng cho người dân Siem Reap. Ảnh: Bộ Môi trường Campuchia

Sau hành động trả hàng ngàn tấn rác lại cho nước ngoài, Campuchia đang quyết tâm nâng cao ý thức của người dân về hạn chế rác thải và bảo vệ môi trường.

Theo báo Khmer Times của Campuchia ngày 29/7, Bộ Môi trường Campuchia đã trao tặng cho người dân tỉnh Siem Reap hàng ngàn chiếc giỏ cói thân thiện với môi trường trong đợt ra quân hồi tuần trước. 

Người phát ngôn Bộ Môi trường Campuchia, ông Neth Pheaktra, cho biết chiến dịch phát giỏ cói cho người dân là một phần trong các nỗ lực cắt giảm rác thải nhựa của chính phủ. Chiến dịch vừa được phát động ở Siem Reap là chiến dịch thứ hai trên cả nước, sau Phnom Penh. 

Theo ông Pheaktra, việc sử dụng giỏ cói không chỉ giúp hạn chế túi nilông mà còn góp phần truyền tải thông điệp 3R, đó là cắt giảm (reduction), tái sử dụng (reuse) và tái chế (recycling) các loại nhựa.

"Chỉ tính riêng thành phố Siem Reap thôi đã thải ra môi trường hơn 380 tấn rác mỗi ngày, chưa tính số rác do du khách để lại và các huyện khác trong tỉnh Siem Reap", ông Pheaktra nêu thực trạng.

Nhà chức trách Siem Reap cho biết chiến dịch phát giỏ cói lần này chủ yếu nhắm vào tầng lớp thị dân có thói quen xài túi nilông vô tội vạ. Ngoài việc được tuyên truyền về tác hại của rác thải nhựa tới sức khỏe, người dân còn được khuyên nên hạn chế sử dụng túi nilông càng ít càng tốt.

"Nếu không có túi hay giỏ cói, bạn có thể sử dụng túi nilông, nhưng nhớ là hãy đựng tất cả những thứ bạn mua trong một túi nilông lớn, đừng đựng mỗi thứ trong một túi riêng", ông Pheaktra hướng dẫn.

Siem Reap là tỉnh đứng thứ 3 ở Campuchia về số lượng rác thải ra mỗi ngày. Đứng đầu là thủ đô Phnom Penh với hơn 3.000 tấn rác/ngày, trong đó rác thải nhựa chiếm hơn 17%. Tiếp đến là thành phố cảng Sihanoukville, nằm ở phía nam Campuchia.

Theo tính toán của Bộ Môi trường Campuchia, mỗi năm nước này thải ra hơn 4 triệu tấn rác, trong đó rác thải nhựa chiếm tới 20%.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khánh thành Nhà máy Điện rác Phú Sơn

Chiều 6/4, Nhà máy Điện rác Phú Sơn tổ chức lễ khánh thành đi vào hoạt động. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; cùng đại diện các bộ, ban ngành Trung ương. Về phía tỉnh có ông Lê Trường Lưu, UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trường đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thị xã..

Khánh thành Nhà máy Điện rác Phú Sơn
Tập huấn tái chế rác thải nhựa

Hoạt động trên được Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 27/3 nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tập huấn tái chế rác thải nhựa
Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị
Việt Nam, Lào và Campuchia tìm cách thúc đẩy du lịch “Một hành trình, ba điểm đến”

Với kỳ vọng mang đến cho du khách một trải nghiệm du lịch liền mạch và độc đáo, sáng kiến “Một hành trình, ba điểm đến” đã được lãnh đạo ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia đưa ra thảo luận bên lề các Hội nghị thượng đỉnh ASEAN năm ngoái. Thủ tướng Campuchia Hun Manet cũng tuyên bố nước này sẽ tổ chức một hội nghị các bộ trưởng du lịch của ba nước để phát triển các nỗ lực chung.

Việt Nam, Lào và Campuchia tìm cách thúc đẩy du lịch “Một hành trình, ba điểm đến”
Return to top