ClockThứ Bảy, 12/01/2019 10:45

Cần 14 tỷ USD để chống lại đại dịch AIDS, lao và sốt rét

TTH.VN - Người đứng đầu Quỹ toàn cầu thông tin, cần ít nhất 14 tỷ USD để triển khai các biện pháp nhằm đẩy nhanh cuộc chiến chống lại đại dịch AIDS, lao, sốt rét, cùng nhiều chủng bệnh khác đã và đang cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân trên thế giới.

Thông điệp của Liên Hiệp quốc nhân ngày Thế giới phòng, chống HIV/AIDSAirAsia và tổ chức RED chống lại đại dịch thế kỷ HIV/AIDS ở ASEANVaccine HIV/AIDS thành công trong vòng thử nghiệm đầu tiênHIV/AIDS gây tổn thất hàng tỷ USD do mất thu nhậpUNICEF: Trung và Tây Phi gặp khó khăn trong công tác ứng phó với HIV

Có đến 37 triệu người nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV), trong đó có trên 15 triệu bệnh nhân không nhận được thuốc kháng virus cần thiết. Ảnh: Devdiscourse

Thông báo về mục tiêu gây quỹ cho chu kỳ 3 năm tới, Giám đốc Quỹ toàn cầu chống lại đại dịch AIDS Peter Sands cho hay, số tiền trên sẽ cứu sống khoảng 16 triệu người, giảm ½ số ca thiệt mạng từ những căn bệnh trên. Ngoài ra, khoản kinh phí trên cũng sẽ được sử dụng để xây dựng hệ thống y tế vững mạnh tại các nước nghèo, nơi không đủ trang thiết bị y tế để giải quyết và khống chế những chủng bệnh hiện có, cũng như không đủ khả năng đối phó với các dịch bệnh tiềm tàng.

“Chúng ta cần phải bảo vệ và xây dựng kế hoạch hành động dựa trên những kết quả đạt được. Bằng không, những thành quả đó sẽ bị xói mòn và viễn cảnh chấm dứt bệnh tật, ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm, nhiễm trùng và tử vong sẽ hoàn toàn biến mất”, Giám đốc Peter Sands nhấn mạnh.

Được biết, Quỹ toàn cầu là một nhóm các chính phủ, xã hội dân sự và các đối tác khu vực tư nhân với mức đầu tư khoảng 4 tỷ USD mỗi năm để chống lại các đại dịch truyền nhiễm. Tổ chức chính thức ra mắt vào năm 2002, kể từ khi bắt đầu đi vào hoạt động, Quỹ toàn cầu đã giúp giảm 1/3 số người nhiễm AIDS, lao và sốt rét.

Tuy nhiên, vẫn còn một con đường rất xa để đạt đến mục tiêu xóa bỏ các đại dịch nguy hiểm. Điều này được thể hiện rõ nhất vào năm 2017, khi bệnh lao cướp đi sinh mạng của khoảng 1,6 triệu người, trong đó bao gồm cả 300.000 người nhiễm HIV, biến chủng bệnh này thành 1 trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ngoài ra, mỗi năm sốt rét cũng lấy đi gần 500.000 người, trong đó hầu hết là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tại khu vực châu Phi – Cận Sahara.

Đối với đại dịch AIDS, ước tính có gần 37 triệu người trên toàn thế giới bị nhiễm virus suy giảm miễn dịch ở người (HIV) và có đến khoảng 15 triệu người trong số các bệnh nhân không nhận được thuốc kháng virus cần thiết.

Về vấn đề huy động nguồn lực, giám đốc Peter Sands cũng nhận định đây là một con số khá lớn, công tác khuyến khích các đơn vị tài trợ quốc tế cũng vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, vị giám đốc cũng bày tỏ tin tưởng những tác động lớn sẽ xuất hiện nếu huy động thành công chính phủ tại các nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, “Nếu chúng ta đẩy mạnh chiến dịch ngay từ bây giờ, sẽ có thêm hàng triệu người được cứu sống”.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ vững thành quả, phòng ngừa sốt rét quay trở lại

Mặc dù được công nhận là địa phương đạt “Loại trừ sốt rét” cuối năm 2022, song tại Thừa Thiên Huế vẫn xuất hiện ca sốt rét ngoại lai trong 2 năm qua. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh tiếp tục duy trì các biện pháp phòng ngừa căn bệnh này từ các tuyến theo quy định của Bộ Y tế.

Giữ vững thành quả, phòng ngừa sốt rét quay trở lại
Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

Ngày 23/2, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương tổng kết công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng năm 2023; triển khai kế hoạch năm 2024 và thúc đẩy loại trừ sốt rét ở Việt Nam”. Đầu cầu Thừa Thiên Huế có đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT Phong Điền, Nam Đông, A Lưới.

Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030
Return to top