ClockThứ Bảy, 28/12/2019 15:46
Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu:

Cần biết kể câu chuyện của riêng mình

TTH.VN - Đây là vấn đề được PGS.TS. Trần Văn Ơn, chuyên gia chương trình “Mỗi địa phương một sản phẩm” Quốc gia (OCOP) gợi ý trong hội thảo “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu Thừa Thiên Huế gắn với Chương trình OCOP” được tổ chức sáng 28/12.

Bảo tồn vùng nguyên liệu tràm gióThay đổi nhận thức trong canh tác tràm gió

PGS.TS.Trần Văn Ơn chia sẻ thông tin tại Hội thảo

Bài toán khai thác tiềm năng

Thừa Thiên Huế có nguồn dược liệu rất đa dạng, từ dược liệu thực vật, động vật và khoáng chất, dược liệu rừng, gò đồi, đồng bằng, đầm phá đến dược liệu biển. Những năm qua, việc phát huy tiềm năng bản địa các loài dược liệu trên địa bàn đã được cộng đồng doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất và nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Nhiều loại dược liệu quý hiếm được khảo sát đánh giá và thử nghiệm, triển khai bằng các chương trình dự án khoa học công nghệ. Một số sản phẩm dược liệu đã phát huy hiệu quả tiêu biểu như tràm gió, thiên niên kiện, ba kích, tinh bột nghệ... Một số sản phẩm như tràm gió và một số loại tinh dầu từ dược liệu đã thu hút hàng trăm doanh nghiệp và cơ sở sản xuất tham gia.

Tỉnh Thừa thiên Huế đã ban hành nhiều chương trình kế hoạch triển khai các hoạt động theo chương trình của Chính phủ về phát triển công nghiệp hóa dược. Tập trung tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực dược liệu. Đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển các sản phẩm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị theo chuỗi sản phẩm hàng hóa và chương trình mỗi xã mỗi sản phẩm, trong đó có các sản phẩm dược liệu.

Tuy nhiên, so với tiềm năng thì Thừa Thiên Huế vẫn còn ít vùng nguyên liệu dược liệu và chưa có những mô hình quy mô lớn. Việc đầu tư, phát triển, sử dụng hiệu quả nguồn dược liệu trong tự nhiên và bảo tồn tài nguyên dược liệu nhằm góp phần cân bằng hệ sinh thái cũng đặt ra nhiều vấn đề cần bàn luận một cách sâu sắc.

Với hiện trạng đó, hội thảo tranh thủ ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học và các doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm dược liệu trong và ngoài địa phương về công tác quy hoạch phát triển vùng dược liệu; các loài dược liệu được lựa chọn để ưu tiên phát triển tại Thừa Thiên Huế; nhu cầu thị trường và khả năng thương mại hóa các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình OCOP; giải pháp phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm dược liệu; cơ chế chính sách phù hợp đầu tư phát triển dược liệu; hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong phát triển, bảo tồn và sử dụng bền vững tài nguyên dược liệu trên địa bàn.
Những ý kiến đóng góp là cơ sở để Thừa Thiên Huế hoàn thiện Đề án “Phát triển vùng nguyên liệu và các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm ở tỉnh Thừa Thiên Huế” và tổ chức thực hiện trong thời gian tới.  

Thuyết phục bằng câu chuyện sản phẩm

Là một chuyên gia của Chương trình OCOP quốc gia, PGS.TS. Trần Văn Ơn đã đưa ra nhiều ý kiến đóng góp quan trọng cho hội thảo. Theo ông, thực tế đã có rất nhiều bài học về phát triển cây dược liệu. Việc này chưa bao giờ là dễ dàng. Kinh nghiệm cho thấy, lúc đầu có rất nhiều doanh nghiệp lớn “hùng hổ xông vào” nhưng cuối cùng đều tháo chạy sau khi thua lỗ hàng chục, thậm chí hàng trăm tỉ đồng. Thứ hai, người dân tham gia nhiệt tình nhưng do không có tổ chức và không có sự định hướng, quy hoạch cụ thể của Nhà nước nên hiệu quả không đạt như mong muốn. Thứ ba, Nhà nước thường muốn làm lớn ngay từ đầu nhưng lại không xử lý được vấn đề về thị trường tiêu thụ. Trong khi đó, các nhà khoa học thì lại tách mình ra khỏi cộng đồng, khỏi nhu cầu thực tiễn cuộc sống và tự nghiên cứu từ đề tài này sang đề tài khác.

Đại diện sản phẩm "Trà cung đình Huế" nêu ý kiến

Do đó, Thừa Thiên Huế muốn phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm dược liệu gắn với chương trình OCOP, thì cần lưu ý các vấn đề, gồm: đảm bảo thực hiện theo nguyên tắc từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến phức tạp, duy trì tốt các mối liên kết, xác định rõ đây là vấn đề lâu dài và có vai trò của Nhà nước; ngoài việc lấy những loại cây dược liệu đã là thế mạnh của địa phường làm mô hình điểm, cần tuyên truyền sâu rộng hơn về OCOP và khuyến khích người dân tham gia với nhiều loại cây dược liệu khác nữa; nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và cẩn trọng về độ lớn của thị trường; và kể chuyện sản phẩm để có niềm tin.

Tham quan sản phẩm dược liệu trưng bày bên lề hội thảo

“Trong OCOP bao giờ cũng có mục xây dựng câu chuyện sản phẩm và hỗ trợ người dân cách xây dựng câu chuyện sản phẩm. Thừa Thiên Huế có thế mạnh về cây tràm gió. Loại cây này có lịch sử gắn bó với vùng đất này lâu dài, là yếu tố để Thừa Thiên Huế xây dựng câu chuyện hay về loài cây này, từ đó tập trung làm bật thương hiệu cây tràm gió. Nếu không kể được câu chuyện đó, khiến tinh hoa của cây tràm gió bị lẫn lộn với các loại tràm khác, thì việc xây dựng và khẳng định giá trị thương hiệu riêng có của tràm gió vô cùng khó”, PGS.TS.Trần Văn Ơn nhấn mạnh.

Bài, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024

Từ mờ sáng 21/4, Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024 do Báo VnExpress phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty Cổ phần dịch vụ Trực tuyến FPT (FPT Online) tổ chức, được chính thức khởi tranh tại TP Huế thơ mộng.

Lan tỏa Giải chạy VnExpress Marathon Imperial Huế 2024
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Return to top