ClockThứ Năm, 05/03/2015 17:17

Cần chiến lược mới cho làng nghề

TTH - Sự phát triển của làng nghề thủ công truyền thống Thừa Thiên Huế không thể trông chờ vào một vài mệnh lệnh hành chính và khẩu hiệu suông mà cần có chiến lược tổng thể và bước đi thích hợp cho từng làng nghề. Cần một ban chỉ đạo hay một tổ chức, cơ quan điều phối để sản phẩm chiếm lĩnh thị trường và chinh phục khách hàng trong và ngoài nước.
 Du khách Nhật Bản tại triển lãm gốm Phước Tích

 

Hiện nay nhiều làng nghề đã chìm vào lớp bụi thời gian, tên làng vẫn còn song nghề đã nguội lạnh.

 

Khảo sát một số làng nghề như Phước Tích, Làng Sình... số người thạo nghề chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay, thậm chí có làng chẳng còn ai làm nghề. Nghề sơn mài ở làng Tiên Nộn là một ví dụ.

 

Thừa Thiên Huế hiện có 88 làng nghề; trong đó có 69 làng nghề truyền thống, 8 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 11 làng nghề mới du nhập với trên 2.600 cơ sở sản xuất. Nhưng làng nghề thủ công mỹ nghệ còn hoạt động hoặc còn duy trì tốt thì chẳng còn là bao, nếu so với con số 1.165 làng có nghề ở tỉnh Hà Tây cũ (Hà Nội ngày nay) thì còn quá khiêm tốn về số lượng, chưa kể sự so sánh giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN mà các làng nghề đóng góp vào sự tăng trưởng cho địa phương. Chỉ tính riêng về làng mây tre đan, guột cỏ tế (cỏ guột) của địa phương này đã thu hút gần 60.000 lao động, đóng góp cho địa phương này hơn 400 tỷ đồng mỗi năm.

 

Chiến lược đồng bộ

 

Muốn khôi phục và phát triển làng nghề thủ công truyền thống (TCTT), theo chúng tôi, cần có chiến lược cụ thể, đột phá và đồng bộ thì mới khai thác tối đa tiềm năng kinh tế-văn hóa-du lịch từ hàng thủ công mỹ nghệ của Thừa Thiên Huế.

 

Cần tiến hành khảo sát, đánh giá đúng thực trạng một số làng nghề; làng còn bao nhiêu nghệ nhân và số lao động còn thạo nghề, còn bao nhiêu hộ gia đình đang còn duy trì nghề. Khảo sát nhu cầu của những hộ gia đình này xem nhu cầu nhân lực cũng như yêu cầu tài chính để phát triển ngành nghề truyền thống. Không nên phục hồi một cách đại trà, máy móc rập khuôn, mà cần có chính sách tài chính, dự án cụ thể cho từng hộ gia đình hoặc doanh nghiệp nhỏ tại làng nghề. Đưa dự án về từng hộ gia đình, bước đầu phát triển sản xuất quy mô vừa và nhỏ. Làng tranh Đông Hồ là một ví dụ điển hình cho mô hình này. Hiện nay làng chỉ còn vài hộ gia đình làm tranh, song đã hút một lượng du khách rất lớn đến tham quan và mua sản phẩm, đồng thời kéo theo dịch vụ ăn uống giải khát phát triển. Họ không chỉ in tranh, bán tranh mà còn bán các bản in gỗ to nhỏ khác nhau và các dụng cụ in tranh như bút hồ giấy, bút tô màu theo lối in truyền thống, và thậm chí là từng công đoạn in cho người thích sưu tầm.

 

Chuyển mục đích sử dụng

 

Quan trọng hơn cả là cần phải chuyển đổi công năng sử dụng của sản phẩm truyền thống. Chính là xác định lại nhóm mục tiêu đối với sản phẩm. Nhóm mục tiêu ở đây là mảng thị trường hoặc là nhóm người sẽ mua sản phẩm.Ngoài việc đặt mục tiêu phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu cần hướng đến mục tiêu phục vụ du lịch. Mục tiêu này sát và cụ thể hơn vì đây là một tiềm năng to lớn của Thừa Thiên Huế. Một số làng nghề như làng gốm Phước Tích một mặt duy trì một số sản phẩm truyền thống còn phù hợp, mặt khác cần sáng tác thiết kế dòng sản phẩm mới như: đèn trang trí nội - ngoại thất, tượng, phù điêu... phục vụ trang trí nội, ngoại thất. Qua khảo sát nguồn đất truyền thống của làng gốm Phước Tích chúng tôi thấy không còn phù hợp với yêu cầu về gốm dân dụng hiện nay, sản phẩm sẽ bị cạnh tranh dữ dội với gốm từ Bát Tràng, Đồng Nai, Sông Bé. Tuy nhiên chính độ thuần không cao, màu nâu đậm, bề mặt thô, nhám của gốm lại phù hợp với dòng gốm trang trí, gốm nghệ thuật.

 

Tại làng Sình, một số bộ phận nghệ nhân làm tranh trong làng cần chuyển mục đích sử dụng từ chỗ phục vụ hoàn toàn nhu cầu tín ngưỡng tâm linh sang mở rộng đối tượng phục vụ là du khách thập phương. Khi ấy người ta bán cho du khách nào là tranh theo đề tài truyền thống, tranh đề tài mới; bản khắc tỷ lệ 1.1 hoặc thu nhỏ, đồ nghề khắc truyền thống... Hiện nay nghệ nhân Kỳ Hữu Phước cũng đã đi theo chiều hướng này, từ 2007 đến nay ông đã sáng tạo thêm ba bộ mẫu mã mới và bước đầu đã thu hoạch một số kết quả tốt. Một số làng nghề khác như đồ đồng Phường Đúc, thêu Phú Hòa, đệm bàng Phò Trạch, mộc Mỹ Xuyên, gốm Phước Tích, kim hoàn Kế Môn, hoa giấy Thanh Tiên, dệt zèng... tương tự cũng cần tạo ra những mẫu mã mới phục vụ cho du lịch và hướng tới xuất khẩu.

 

Để thu hút sự quan tâm của mọi người và tạo ra nhiều mẫu mã mới cần mở cuộc thi thiết kế cho hàng thủ công mỹ nghệ định kỳ hàng năm. Nâng cao tính chuyên nghiệp cho nhà thiết kế và chuyên sâu cho từng dòng sản phẩm. Hội đồng nghệ thuật cũng cần cơ cấu lại, sao cho những người làm chuyên môn, có kinh nghiệm sáng tác, thiết kế sản phẩm thực sự tham gia hội đồng, tránh tình trạng chung chung như hiện nay. Tất nhiên còn rất nhiều việc chúng ta phải làm để làng nghề TCTT tỉnh Thừa Thiên Huế chấn hưng và phát triển, vấn đề là các cơ quan chủ quản cần có động thái tích cực và cụ thể; tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư sản xuất, nghệ nhân và nhà thiết kế gặp nhau trong từng dự án.

Võ Xuân Huy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

TIN MỚI

Return to top