ClockThứ Ba, 24/10/2017 06:47

Cần chọn phương án bền vững để giúp hộ nghèo

TTH.VN - 19 xã nghèo ở hai huyện Nam Đông và A Lưới đã được các cơ quan, ban ngành hỗ trợ trên 2,5 tỷ đồng. Thông tin này được đưa ra vào chiều 23/10 tại buổi họp giao ban đánh giá kết quả bước đầu phân công các cơ quan, đơn vị giúp xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 25% giai đoạn 2016 – 2020. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Khắc Đính chủ trì hội nghị.

Từ nguồn “Quỹ vì người nghèo” và Chương trình an sinh xã hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp từ tỉnh đến cơ sở đã hỗ trợ gần 136 tỷ đồng cho hộ nghèo ở 2 huyện Nam Đông và A Lưới... Các cơ quan, đơn vị được phân công giúp đỡ các xã nghèo đã phối hợp với chính quyền địa phương trong việc lựa chọn giải pháp hỗ trợ thiết thực, cải thiện tích cực các tiêu chí thiếu hụt theo chuẩn nghèo đa chiều. Các hộ nghèo được cầm tay, chỉ việc để lao động, sản xuất kinh doanh, tạo nguồn thu nhập.

Mô hình trồng rau sạch ở A Lưới 

Do số lượng hộ nghèo ở các xã là khá lớn nhưng phương pháp trợ giúp gần như cho không là chủ yếu nên chưa tạo được “cú hích” để hộ nghèo có ý thức vươn lên. Một số xã được trợ giúp còn thụ động, chậm xây dựng và ban hành các văn bản triển khai cũng như đề ra giải pháp giúp đỡ hộ nghèo. Người nghèo có tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, thiếu động lực phấn đấu để thay đổi phương thức làm ăn. Đồng bào tiếp thu chậm, kỹ năng thao tác đạt mức độ thấp nên họ ngại tham gia các lớp học nghề.

Kết luận tại buổi họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Khắc Đính, nhấn mạnh, kết quả bước đầu thực hiện Kế hoạch 16 của UBND tỉnh đã tạo bước chuyển biến trong nhận thức của hộ nghèo và các cấp chính quyền ở cơ sở. Tuy nhiên, thời gian tới, các hoạt động trợ giúp cần hướng đến tính bền vững như trợ giúp cần có cam kết, điều kiện kèm theo và hướng dẫn hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn, kỹ thuật sản xuất kinh doanh, đồng thời phối hợp để tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho hộ nghèo.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, các cơ quan, đơn vị trợ giúp và địa phương cần quan tâm công tác tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của người nghèo trong chi tiêu tiết kiệm và biết tích lũy để đầu tư vào sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo. Trong đó, cần tập trung vào đối tượng là con em hộ nghèo, cận nghèo trong nhận thức nghề nghiệp, học nghề, tìm kiếm việc làm và thay đổi phương thức sản xuất... 

Tin, ảnh: Huế Thu 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia

Ngày 22/4, Đoàn giám sát của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) do Thứ trưởng Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn tiến hành giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững và thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận huyện A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia. Về phía tỉnh có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh cùng chủ trì.

Thẩm định hồ sơ đề nghị công nhận A Lưới thoát khỏi huyện nghèo quốc gia
Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh

Vụ cháy rừng ở A Lưới được xác định xảy ra vào sáng sớm 17/4, phải đến chiều cùng ngày, các lực lượng mới dập tắt. Đến ngày 18/4, các lực lượng vẫn tiếp tục kiểm tra, theo dõi nhằm ngăn chặn kịp thời lửa rừng có thể tái bùng phát.

Rừng A Lưới bị cháy do sét đánh
Bộ Tư lệnh Quân khu 4:
Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74

Ngày 17/4, Đoàn công tác Bộ Tư lệnh Quân khu 4, do Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Hà, Phó Tư lệnh Quân khu làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74 Nam Đông - A Lưới.

Kiểm tra tiến độ thi công tuyến đường 74
Huy động nguồn lực xóa nhà tạm

Sáng 13/4, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025 (phong trào).

Huy động nguồn lực xóa nhà tạm
Return to top