ClockThứ Năm, 04/10/2018 21:04
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ:

Cần chú trọng đổi mới tư duy, phong cách điều hành

TTH - Chiều 4/10, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Phan Ngọc Thọ chủ trì cuộc họp thường kỳ UBND tỉnh về thực hiện kinh tế- xã hội 9 tháng đầu năm 2018; lấy ý kiến về Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế.

Không có vùng cấm trong công tác phòng, chống tham nhũngXử lý dứt điểm những vấn đề nổi cộm trong dư luận“Đề nghị mỗi trường, mỗi đơn vị có phương án hợp tác toàn diện với tỉnh”

Trình Thủ tướng đề án di dời hơn 4.200 hộ dân

Theo báo cáo của UBND tỉnh, hiện khu vực 1 Kinh thành Huế có khoảng 4.201 hộ dân sinh sống. Do sống trong khu vực không được tu sửa, nâng cấp, cùng với diện tích chật hẹp, địa hình đồi dốc, nhà tạm bợ... nên các điều kiện về vệ sinh môi trường không đảm bảo, ảnh hưởng đến sức khỏe, mỹ quan đô thị, xâm phạm nghiệm trọng di tích. Việc cấp thiết di dời dân cư các khu vực này nhằm gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn các giá trị văn hóa; đồng thời, phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch, ổn định và nâng cao đời sống người dân, tạo động lực phát triển KT- XH của tỉnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ kết luận tại cuộc họp

Dự án dự kiến được phân thành 2 giai đoạn, giai đoạn 1 di dời phạm vi di tích Kinh thành Huế gồm tường thành, các eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ (khoảng 2.938 hộ) trong các năm 2019-2021; giai đoạn 2 di dời phạm vi di tích hồ Tịnh Tâm, hồ Học Hải, đàn Xã Tắc, Khâm Thiên Giám, Xiển Võ Từ, Lục Bộ, hệ thống hồ 4 phường nội thành, di tích Trấn Bình Đài (1.263 hộ) từ năm 2022-2025. Tổng mức đầu tư phần di dời, giải phóng mặt bằng khu vực 1 di tích Kinh thành Huế khoảng 2.735 tỷ đồng. Ngoài ra, phần hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phục vụ di dời, giải phóng mặt bằng với quy mô 105ha, tổng mức đầu tư 1.362 tỷ đồng. Phương án, chính sách hỗ trợ sinh kế cho 2.938 hộ và phương án phát huy giá trị di tích sau di dời dân cư cũng được bàn tới.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho biết, do nguồn lực địa phương còn hạn chế, việc hỗ trợ, đền bù giải phóng mặt bằng liên quan đến chính sách, quy định của pháp luật qua nhiều thời kỳ khác nhau nên việc thực hiện dự án còn gặp khó về nguồn lực. Để thực hiện thành công dự án, cần thiết có sự hỗ trợ nguồn lực từ Trung ương, tỉnh sẽ có cuộc làm việc với Thủ tướng Chính phủ nhằm đề xuất những cơ chế, chính sách đặc thù, trong đó có hỗ trợ vốn đầu tư từ nguồn Trung ương 2.735 tỷ đồng; đồng thời cho phép thực hiện một số cơ chế đặc thù để thực hiện đề án.

Đây là quyết tâm cao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và các cấp, các ngành và là cơ hội khi Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương thực hiện. Do đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu cả hệ thống chính trị vào cuộc, các thành viên UBND tỉnh, các sở, ngành, địa phương liên quan cần cộng đồng trách nhiệm, xem đây là quyết tâm chính trị của tỉnh để thực hiện thành công đề án này. Sắp tới, Chủ tịch UBND tỉnh sẽ có buổi đối thoại với người dân vùng di dời để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của họ để có giải pháp phù hợp trong thực hiện đề án.

Thay đổi tư duy quản lý, điều hành

Báo cáo về tình hình KT- XH 9 tháng đầu năm 2018 cho thấy, tổng thu ngân sách ước 9 tháng đạt 5.476,1 tỷ đồng, bằng 80,2% dự toán năm, tăng 8,5%; tổng chi ngân sách ước đạt 6.174 tỷ đồng, bằng 61,9% dự toán. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 9 tháng ước đạt 14.400 tỷ đồng, bằng 72% KH năm, tăng 6,43% so với cùng kỳ năm trước.

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ kiểm tra khu vực di tích Kinh thành Huế cần di dời, giải tỏa

Số doanh nghiệp thành lập mới là 492, tăng 10% so với cùng kỳ với tổng số vốn đăng ký là 3.602 tỷ đồng; đã thu hút 25 dự án đầu tư với tổng vốn hơn 40.600 tỷ đồng, trong đó thu hút 18 dự án trong nước với tổng mức đầu tư 3.200 tỷ đồng và 7 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 1.640 triệu USD.

Trong 9 tháng đầu năm 2018, tổng lượt khách đến tỉnh đạt 3.500 nghìn lượt khách, tăng 25,82% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế 1.420 nghìn lượt (trong khách quốc tế, khách đến bằng tàu biển 114 nghìn lượt). Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đạt 667,8 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ và đạt 72,6% KH năm. Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 7,44% so với cùng kỳ năm trước...

Kết luận về nhiệm vụ phát triển KT-XH những tháng cuối năm, Chỉ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện tập trung triển khai những nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đề ra từ đầu năm. Trong đó, chú trọng nâng cao trách nhiệm, vai trò của người đứng đầu, đổi mới phong cách điều hành, đổi mới tư duy để nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, tạo đồng thuận cao trong tập thể, trong Nhân dân. Cán bộ cần phải nâng cao tinh thần phục vụ Nhân dân hơn nữa, tăng cường đi cơ sở để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm như: Ổn định và phát triển sản xuất, phấn đấu thực hiện đạt kế hoạch tăng trưởng kinh tế đã đặt ra trong năm 2018; tập trung triển khai công tác giải phóng mặt bằng, sớm khởi công dự án nâng cấp, mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài; đẩy mạnh tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách; hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và các thành phần kinh tế…

Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế nêu rõ: “Về giải tỏa khu vực 1 di tích Huế: di sản Cố đô Huế là tài sản quý giá của quốc gia, việc bảo tồn và gìn giữ là trách nhiệm chung của cả nước. Tỉnh đề xuất cơ chế đặc thù về di dời, hỗ trợ tái định cư cho các hộ trong phạm vi khu vực 1 di tích Huế. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ kinh phí phù hợp”. Đây là tiền đề để UBND tỉnh xây dựng đề án báo cáo Thường vụ Tỉnh ủy thông qua trước khi trình Thủ tướng Chính phủ.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền

Chiều 8/4, Ban Thường vụ Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị để nghe Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị và toàn dân, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025 và thông tin về “Định hướng xây dựng, phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Quán triệt Chỉ thị 42 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy đến cán bộ chủ chốt huyện Quảng Điền
Đổi mới, đột phá trong huấn luyện

Với những chủ trương, giải pháp cụ thể và tinh thần đoàn kết, quyết tâm cao của cán bộ, chiến sĩ, nhiệm vụ huấn luyện năm 2024 được lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh thực hiện thắng lợi với nhiều thành tích nổi bật.

Đổi mới, đột phá trong huấn luyện
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

TIN MỚI

Return to top