ClockThứ Năm, 30/10/2014 04:44

Cần cơ chế cho Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị

TTH - Là một địa chỉ văn hóa đặc sắc nhưng hoạt động của nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị gặp nhiều khó khăn khi chưa có cơ chế hoạt động độc lập.

Du khách Hà Nội đến với Nhà trưng bày Điềm Phùng Thị. Ảnh: T.Ninh

Bị động

Do yêu cầu bức thiết, Sở VH-TT&DL phải vận dụng hợp đồng thêm cán bộ nghiệp vụ, bảo vệ, tạp vụ để duy trì hoạt động. Năm 2013, nhà trưng bày ĐPT được chỉnh trang, nâng cấp với kinh phí hơn 2 tỷ đồng nhưng mới ở mức độ cấp thiết, chủ yếu tập trung nâng cấp phần trưng bày, chống thấm, chống dột cơ bản… Tuy nhiên, cơ sở vật chất vẫn chưa hoàn thiện. Những trang thiết bị, như kho lưu giữ hiện vật đảm bảo các tiêu chí về bảo quản, máy hút ẩm, điều hòa, camera… cũng chưa có. Nhiều tác phẩm bằng chất liệu: nhựa tổng hợp, gỗ, thạch cao… nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị đưa về Huế trên 20 năm nay, đã xuống cấp, cần được sửa chữa, chuyển thể bằng những chất liệu bền hơn như đá, bê tông để giữ lại bản gốc nhưng vẫn chưa làm được.

Trước đây, Nhà trưng bày tác phẩm nghệ thuật Điềm Phùng Thị (ĐPT) do Phòng Văn hóa Thông tin thuộc UBND TP Huế quản lý. Tháng 12-2008, cơ sở này được chuyển giao cho Sở VH-TT&DL. Tuy nhiên, nhà trưng bày ĐPT không phải là đơn vị hoạt động độc lập như Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Trung tâm Lê Bá Đảng... mà trực thuộc Văn phòng Sở VH-TT&DL quản lý. Nơi đây không có bộ máy điều hành, khuôn dấu, kinh phí hàng năm… nên đã nảy sinh nhiều bất cập trong tổ chức hoạt động.
Ông Dương Hồng Lam, Chánh Văn phòng Sở VH-TT&DL cho biết: “Nhà trưng bày ĐPT là nỗi băn khoăn của sở. Khi tiếp nhận chỉ có nhà trưng bày, 1 cán bộ biên chế làm công tác nghiệp vụ mở, đóng cửa. Nhà trưng bày đang gặp khó khăn do cơ chế quản lý. Nó không thể gọi là một thiết chế vì không có bộ máy, nguồn kinh phí hoạt động, nhân lực… Không có kinh phí, nhân lực thì bắt buộc phải theo hình thức cố gắng phát huy hiệu quả trong khả năng cho phép”.
Ông Phan Đình Hối, Phụ trách nghiệp vụ Nhà trưng bày ĐPT cho hay: “Khó khăn lớn nhất mà tôi vẫn thường đề xuất là cần có cơ chế riêng để nhà trưng bày chủ động kinh phí, hoạt động. Là một bộ phận của Văn phòng sở, nguồn kinh phí hàng năm không có, mọi hoạt động từ lớn đến bé đơn vị đều phải xin ý kiến của Văn phòng, không thể chủ động khi phụ thuộc vào kinh phí của Văn phòng sở. Đến chuyện nhỏ như thay bóng đèn cũng không thể kịp thời”.
Ông Phan Đình Hối kể thêm, nhiều khi có ý tưởng tổ chức hoạt động cho nhà trưng bày này sống động hơn như tổ chức triển lãm, giao lưu, các hoạt động quảng bá giới thiệu... nhưng không có nguồn kinh phí nên đành chịu. Thế nên, ngoài trưng bày, nhà trưng bày ĐPT hầu như không có hoạt động gì. Công tác quảng bá còn ít, chưa được đưa vào tour tuyến chính thức cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách tham quan còn khiêm tốn, chưa tương xứng với giá trị của những tác phẩm được trưng bày ở đây.
Cần mô hình hoạt động độc lập
Ông Phan Đình Hối chia sẻ, ông ao ước nhà trưng bày ĐPT có cơ chế hoạt động độc lập như Trung tâm Lê Bá Đảng: “Tôi thường đề xuất cần có một cơ chế chủ động cho nhà trưng bày ĐPT. Lúc đó, sẽ có bộ máy quản lý, có đội ngũ nhân viên nhiệt tình, có chuyên môn, yêu thích đam mê nghệ thuật, có tâm và tình với nơi này để đưa tác phẩm ĐPT đến với công chúng nhiều hơn. Hàng năm, sẽ có phân bổ riêng về kinh phí để chủ động tính toán chi phí cũng như kịp thời trang bị vật dụng, thiết bị, tu sửa hiện vật hoặc tổ chức các hoạt động triển lãm, giao lưu, quảng bá… Lúc đó nghỉ hưu tôi mới an lòng”.
 
“Tôi đã ngồi ở đây từ ngày bà Điềm về Huế đến giờ mà chưa làm được gì nên thấy có lỗi, không chỉ với bà mà với cả thế hệ mai sau. Nhìn những tác phẩm quý giá xuống cấp, hư hỏng, tôi rất lo thế hệ mai sau chỉ nghe tiếng mà không được chiêm ngưỡng chúng”. Ông Phan Đình Hối nói.
Ông Dương Hồng Lam cho biết, về lâu về dài, cần có mô hình hoạt động phù hợp với nhà trưng bày ĐPT. Tuy nhiên, đây là một lộ trình cần thời gian dài mới giải quyết được vì liên quan đến con người, kinh phí… Trước mắt, chúng tôi đã có định hướng trong năm 2015 sẽ trích nguồn kinh phí hoạt động nghiệp vụ của Văn phòng sở trong khả năng có thể dành cho nhà trưng bày ĐPT.
Ngoài việc phục hồi tác phẩm, luân chuyển hiện vật, cải tạo không gian trưng bày tác phẩm, nhà trưng bày ĐPT cần đẩy mạnh quảng bá, xây dựng tờ gấp, tập ấn phẩm cũng như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người ta thấy đây là những tác phẩm nghệ thuật đương đại có giá trị tầm quốc tế. Đồng thời, liên kết với các hãng lữ hành để nối kết tour tuyến, có thể xây dựng tour du lịch tham quan hệ thống các bảo tàng, nhà trưng bày.
Minh Hiền
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Những người bạn” tụ hội về Huế

Họ dù ở nhiều thế hệ, sống ở nhiều vùng miền khác nhau nhưng có chung niềm đam mê với hội họa để rồi còn hẹn hò về Huế triển lãm. Với họ, Huế là vùng đất để lại rất nhiều kỷ niệm không chỉ trong sáng tác mà còn ở tình bằng hữu, tình của những người nghệ sĩ với nhau.

“Những người bạn” tụ hội về Huế
Hồn phố trong Khanh

Phố trong nét cọ của họa sĩ Hoàng Đăng Khanh như đưa người xem đắm chìm theo nhiều cảm xúc khác nhau: bình yên, lãng mạn, liêu xiêu, xa lạ, đâu đó là chơi vơi, cô đơn. Bao nhiêu năm theo đuổi đề tài phố, người họa sĩ xứ Huế này vẫn không hề mệt mỏi. Bởi với anh, chính những góc phố ấy đã nuôi dưỡng không chỉ tâm hồn mà còn cho anh những kỷ niệm vui buồn lẫn lộn.

Hồn phố trong Khanh
Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ

Phòng tranh con giáp do Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế và họa sĩ Đặng Mậu Tựu thực hiện đã đem đến cho công chúng yêu nghệ thuật những góc nhìn thú vị về rồng - loài linh vật trong truyền thuyết.

Hình tượng rồng qua nét cọ vẽ
Ngắm di sản từ “Vọng Huế”

Hơn 20 tác phẩm hội họa vẽ về đề tài di sản Huế vừa được họa sĩ Lê Hữu Long giới thiệu đến công chúng tại triển lãm có tên “Vọng Huế”, khai mạc chiều 10/1 tại Tạp chí Sông Hương (9 Phạm Hồng Thái, TP. Huế).

Ngắm di sản từ “Vọng Huế”
Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên

Sáng 9/1, Hội sinh viên Trường đại học Nghệ thuật, Đại học Huế phối hợp với Đoàn thanh niên trường tổ chức triển lãm mỹ thuật sinh viên năm 2024 chào mừng kỷ niệm 74 năm ngày truyền thống học sinh, sinh viên và Hội sinh viên Việt Nam (9/1/1950 - 9/1/2024).

Gần 100 tác phẩm tham gia triển lãm mỹ thuật sinh viên

TIN MỚI

Return to top