ClockThứ Sáu, 10/06/2022 21:51

Cần cơ chế kiểm tra, giám sát để hạn chế các sai sót không cần thiết

TTH.VN - Đó là ý kiến của đại biểu quốc hội (ĐBQH) Lê Hoài Trung - Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương, thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh ngày 10/6 tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV khi thảo luận về Chủ trương đầu tư Dự án đường Vành đai 4 vùng Thủ đô Hà Nội và Dự án đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh.

Cơ chế, chính sách đặc thù là đòn bẩy phát triểnNgày 10/6, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư các dự án trọng điểmPhát triển hệ thống tổ chức tín dụng trong nước lành mạnh, chất lượngKỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV: Các dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam có thể hoàn thành đúng tiến độ

ĐBQH Lê Hoài Trung phát biển tại phiên họp. Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh

Phát biểu về vấn đề này, ĐBQH Lê Hoài Trung nhất trí với chủ trương đầu tư vốn đối với hai con đường vành đai này. Theo ông Trung, đây là vấn đề lịch sử, là chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn mới, gắn với đột phá cơ sở hạ tầng, thực hiện tầm nhìn chiến lược đến năm 2025, 2030.

Đối với TP. Hồ Chí Minh phải nâng cấp nhiều nữa cơ sở hạ tầng bởi đây là đầu tàu, nên cơ sở hạ tầng rất quan trọng. Vùng đất này được ví như “người con đem lại nguồn thu nhập cho gia đình”. Tương tự, đối với Hà Nội cũng như thế.

ĐBQH Lê Hoài Trung cho nói thêm, đối với các vùng biên giới Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ, cũng là những khu vực có cơ hội phát triển mới cho Việt Nam nếu chúng ta biết khai thác tốt. Ông ví dụ, Tây Nguyên nếu làm được 3 con đường nối xuống ven biển miền Trung và xuống TP. Hồ Chí Minh sẽ tạo điều kiện rất thuận lợi để phát triển.

Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long, trước đây là vựa lúa, phát triển nông nghiệp nhưng giai đoạn phát triển mới, công nghiệp chế biến và các mảng công nghiệp khác thì không thể không có cơ sở hạ tầng.

Dịp này, ĐBQH Lê Hoài Trung cũng trân trọng nỗ lực các cơ quan của Chính phủ, trong một thời gian ngắn đã chuẩn bị nhiều hồ sơ để kịp trình và Quốc Hội ban hành kịp thời chủ trương về những đặc thù, chỉ định thầu, tạo được sự thuận lợi.

Ông Trung kiến nghị, trong thời gian tới về mặt chuyên môn cần có cơ chế thành lập nhóm đặc trách để giải quyết, hỗ trợ thêm về các vấn đề pháp lý, hành chính và kỹ thuật ở các địa phương, các nơi khi có vấn đề. Ngoài ra cần đào tạo ngắn về những vấn đề pháp lý, quy trình kỹ thuật cho các đơn vị, địa phương, kể cả các cơ quan, nhà đầu tư tham gia về lĩnh vực này để giúp giải quyết những sai sót không cần thiết. Nên có cơ chế giám sát, kiểm tra giúp giảm bớt sai sót.

Đặc biệt, cần quan tâm thích đáng lợi ích của nhà đầu tư, bởi các nhà đầu tư hoạt động chính đáng, phù hợp với luật pháp thì cũng đem lại nguồn ngân sách cho nhà nước và đóng góp vấn đề phát triển kinh tế xã hội.

Theo tờ trình, dự án vành đai 3 TP.HCM có tổng chiều dài 76,34km đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An. Dự kiến tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là 75.378 tỉ đồng, bao gồm 38.741 tỉ từ ngân sách trung ương và 36.637 tỉ ngân sách địa phương.

Dự án này được đầu tư theo hình thức đầu tư công, chia thành 8 dự án thành phần, tách riêng phần giải phóng mặt bằng và phần xây dựng triển khai độc lập theo các địa phương. Để làm dự án này dự kiến giải phóng 642,7ha, với kinh phí giải phóng mặt bằng và tái định cư khoảng 41.589 tỉ.

Dự án vành đai 4 Thủ đô Hà Nội có tổng chiều dài 112,8km, với tổng diện tích đất phải giải phóng mặt bằng là 1.341ha. Dự án này được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), chia thành 7 dự án thành phần. Phần giải phóng mặt bằng và xây dựng đường song hành triển khai độc lập theo địa phương và thực hiện theo hình thức đầu tư công.

Thành Trí

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam

Sáng 23/4, Đoàn giám sát Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Mạnh Cường làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát liên quan đến chuyên đề “Việc chấp hành pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam”.

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam
Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Return to top